CTCP Hùng Vương: Sự sụp đổ của vua cá tra vang bóng một thời

bởi Quốc Đạt Đinh

CTCP Hùng Vương vang danh một thời nhưng chỉ vì lạm dụng đòn bẩy tài chính mà đã khiến cả doanh nghiệp tụt dốc không phanh. Trong bào viết này, AzFin sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chung về CTCP Hùng Vương và sự sụp đổ của của ông trùm thủy sản.

1. Đôi nét về CTCP Hùng Vương

CTCP Hùng Vương có tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương, được thành lập vào năm 2003 tại KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ban đầu, công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu, với vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ đồng. Sau đó, vào tháng 01/2007, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, với vốn điều lệ tăng lên 120 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty cũng đóng góp vốn thành lập CTCP Nuôi trồng thủy sản Hùng Vương Miền Tây, với tỷ lệ góp vốn là 48% trên vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Trong năm 2008, công ty mua cổ phần chi phối công ty TNHH Hùng Vương – Sa Đéc và thành lập CTCP Châu Âu. Hiện tại, công ty đã có 7 nhà máy đạt chuẩn xuất khẩu đến các nước EU.

Đôi nét về CTCP Hùng Vương

Đôi nét về CTCP Hùng Vương

Công ty Hùng Vương có cơ cấu gồm 3 chi nhánh, 5 công ty con và 2 công ty liên kết. Các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất chính của công ty bao gồm nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến thức ăn cho thủy sản, gia súc, gia cầm, kinh doanh kho lạnh và kinh doanh địa ốc.

Dù đi sau nhiều doanh nghiệp về thủy sản lớn tại Việt Nam nhưng CTCP Hùng Vương lại có tham vọng trở thành số 1 ngành thủy sản của Việt Nam. Vì thế công ty đã liên tục vay nợ lớn để không ngừng mở rộng kinh doanh, thâu tóm doanh nghiệp như:

  • Mua CTCP Sao Ta – một doanh nghiệp lớn trong ngành tôm
  • Mua CTCP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng – doanh nghiệp lớn trong mảng thức ăn chăn nuôi thủy
  • Mua nhiều doanh nghiệp khác nữa.

Đến năm 2014, Hùng Vương về cơ bản đã thực hiện được tham vọng của mình khi trở thành ông vua thủy sản Việt Nam với doanh thu lên đến 15042 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 cũng là lúc doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh từ quá trình lớn nhanh như thổi.

Đọc thêm: Cách các tỷ phú làm giàu từ thị trường chứng khoán 

2. Sự sụp đổ của CTCP Hùng Vương bắt đầu

Tình hình kinh doanh của HVG (CTCP Hùng Vương) trong những năm gần đây đã gặp nhiều khó khăn và thua lỗ nghiêm trọng. Ngành cá tra đã trải qua nhiều biến động, và giá cá tra đã giảm mạnh từ năm 2015, dẫn đến lợi nhuận của HVG giảm đáng kể.

Trong giai đoạn này, HVG đã đầu tư vào việc thâu tóm các doanh nghiệp khác, tuy nhiên, điều này đã làm tăng nợ phải trả của công ty. Nợ vay lớn dẫn đến chi phí lãi vay cao và ăn mòn lợi nhuận của công ty. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của HVG đã tụt dốc, và năm 2019 công ty báo lỗ sau thuế lên tới 1.123 tỷ đồng.

Sự sụp đổ của CTCP Hùng Vương bắt đầu

Sự sụp đổ của CTCP Hùng Vương bắt đầu

Tài sản của HVG tính đến cuối tháng 9/2019 xấp xỉ 8.025 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Công ty cũng ghi nhận nợ quá hạn lớn và giá trị đầu tư tại các công ty liên doanh, liên kết đã giảm.

Trong quá trình tái cấu trúc, HVG đã bán các công ty con và các tài sản như đất đai và vùng nuôi trồng nhằm tăng nguồn tiền và duy trì hoạt động chung. Tuy nhiên, các biện pháp này không đủ để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty.

Sự sụp đổ của CTCP Hùng Vương bắt đầu

CTCP Hùng Vương bị đình chỉ giao dịch trên sàn chứng khoán

Vào năm 2020, HVG hợp tác với Thadi thuộc Thaco Group để giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn. Tuy nhiên, sau chỉ hai tháng, Thadi đã rút chân khỏi danh sách cổ đông và Thaco đã thoái sạch số cổ phần tại HVG. Sau đó, HVG bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) hủy niêm yết bắt buộc và cổ phiếu HVG bị hạn chế giao dịch trên sàn UPCoM.

Hiện tại, cổ phiếu HVG đã bị đình chỉ giao dịch từ ngày 28/2/2023. Từ sau sự rời đi của Thaco vào năm 2020, HVG không có những động thái đáng chú ý khác.

Đọc thêm: Bí quyết thành công của nữ triệu phú ẩn danh với 3 cổ phiếu Abbott

3. Bài học rút ra cho nhà đầu tư chứng khoán

Sau sự thất bại của CTCP Hùng Vương, các nhà đầu tư nên cân nhắc một số lưu ý dưới đây:

  • Tránh xa những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu cao

Đây là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có thể gặp rủi ro tài chính. Khi một doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ hoạt động và không có đủ khả năng trả nợ, nó có thể đối mặt với nguy cơ phá sản. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi đầu tư và tránh rủi ro từ tỷ lệ nợ vay cao.

  • Tránh xa những doanh nghiệp phát triển nhanh mà dùng nợ vay để làm điều đó

Một số doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, nhưng sử dụng nợ vay để tài trợ cho việc mở rộng hoạt động. Việc dựa quá nhiều vào nợ vay có thể khiến cho doanh nghiệp trở nên quá phụ thuộc vào khoản vay, đồng thời tăng nguy cơ tài chính khi lãi suất tăng, khả năng trả nợ giảm, hoặc khi thị trường có biến động. Nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng tài chính và phương thức tài trợ của doanh nghiệp trước khi đầu tư.

  • Tập trung vào những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh và có ban quản trị tốt

Để đạt được phát triển bền vững, nhà đầu tư nên tập trung vào các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh. Điều này có thể bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, thị phần lớn, hoặc khả năng cung cấp giá trị tốt hơn cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp với ban quản trị tốt có khả năng lãnh đạo hiệu quả, tạo ra chiến lược phát triển đúng hướng và quản lý rủi ro tốt hơn, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển thành công.

Bài học rút ra cho nhà đầu tư chứng khoán

Bài học rút ra cho nhà đầu tư chứng khoán

Tóm lại, nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố tài chính và cạnh tranh của doanh nghiệp trước khi đầu tư. Điều quan trọng là tìm hiểu và đánh giá rủi ro một cách cẩn thận để có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh và có khả năng mang lại lợi nhuận dài hạn.

Đọc thêm: Vinamilk – Hành trình phục hồi và tái lập vị thế dẫn đầu 

4. Kết luận

Có thể thấy mặc dù đã từng có thời kỳ huy hoàng, thế giới thủy sản biết đến CTCP Hùng Vương (HVG) như “ông vua cá tra”. Tuy nhiên, HVG đã đối mặt với nhiều khó khăn và suy thoái nghiêm trọng. Từ đó cũng rút ra bài học đắt giá cho những doanh nghiệp khác và các nhà đầu tư không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính quá mức.

******************************

Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.

Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin