Người giàu tận dụng khủng hoảng kinh tế để giàu hơn!

bởi AzFin News
Giống như thời tiết có 4 mùa thì chu kỳ kinh tế cũng bao gồm bốn giai đoạn: Phục hồi, Tăng trưởng, Suy giảm và Suy thoái. Vì vậy mà chúng ta hãy coi khủng hoảng kinh tế là 1 điều rất yếu sẽ xảy ra, không thể lay chuyển được. Vậy người giàu đã làm gì để trở lên giàu hơn trong khủng hoảng?

1. Người giàu tận dụng từ khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế không chỉ mang đến nhiều rủi ro mà kèm theo đó là rất nhiều cơ hội để có thể giúp những ai biết tận dụng nhằm “thay đổi thứ tự trên bảng xếp hạng giàu nghèo của chính mình”.
Người giàu tận dụng từ khủng hoảng kinh tế

Người giàu tận dụng từ khủng hoảng kinh tế

Cách tốt nhất để tận dụng được cơ hội từ khủng hoảng đó là học cách những người giàu nhất, giỏi nhất tận dụng nó như thế nào. Nhiều người cho rằng người giàu khi đã thành công thì nói gì mà chả đúng, nhưng không ai thực hiện được như vậy. Không, chúng tôi cho rằng về lý thuyết thì người giàu hay sách vở không khác biệt nhau là mấy, nhưng hành động của người giàu mới là yếu tố quyết định thành công của họ. Vì thế “bạn có thể không tin người giàu nói, nhưng hãy tin những gì họ làm” và học theo họ, chúng ta có thể sẽ không bằng họ những ít nhất cùng bằng một phần của họ.

2. Cách người giàu tận dụng nguồn kinh tế

2.1 Xây dựng nguồn thu nhập thụ động lớn dần theo thời gian
Khi mới đi làm, thu nhập chủ yếu của chúng ta đến từ lương và thưởng, tuy vậy những khoản này bị giới hạn rất nhiều do:
– Chỉ tăng trưởng theo cấp số cộng.
– Bị giới hạn về số tuyệt đối.
– Ráo mồ hôi là hết tiền.
Xây dựng nguồn thu nhập thụ động lớn dần theo thời gian

Xây dựng nguồn thu nhập thụ động lớn dần theo thời gian

Vì thế cần xây dựng cho mình một nguồn thu nhập thụ động và ngày càng phát triển mạnh nó, để tiến tới vượt thu nhập từ lương.
Thu nhập thụ động có những đặc điểm rất thú vị:
• Tăng trưởng theo lãi kép hay còn gọi là cấp số nhân;
• Không giới hạn về quy mô. (Nếu như thu nhập từ lương của bạn lên đến 40 tuổi có thể dừng ở con số 1 tỷ trong 1 năm, thì với các nguồn đầu tư mang lại thu nhập thụ động kể cả 100 tỷ, 1.000 tỷ nó vẫn vận hành; ngay cả lúc chúng ta ngủ tiền vẫn tiếp tục đẻ ra tiền).
• Tạo ra dòng tiền tái đầu tư.

2.2 Tầm nhìn chiến lược và bao quát

“Người nghèo nghĩ ngắn, người giàu có tầm nhìn dài”, tầm nhìn của bạn bao nhiêu thì cũng quyết định bạn là ai.

2.3 Tập trung vào cơ hội thay vì chỉ nhìn vào rủi ro của khủng hoảng kinh tế

Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, người nghèo hay chán nản, than thân trách phận. Người giàu lại khác, họ nhận thấy cơ hội khi đám đông chán nản, mất hết lý trí, vì thế cơ hội đang đến rất gần.
Khi khủng hoảng xảy ra, nhiều loại tài sản mới rẻ như cho, ngập tràn trên thị trường, là cơ hội phải nắm bắt lấy 10 năm có 1 lần.
Khủng hoảng chính là thời điểm tiền tích lũy cả 1 chu kỳ trong túi người nghèo chuyển sang người giàu, để rồi người nghèo lại bắt đầu 1 chu kỳ mới tích cóp cho cuối chu kỳ sau lại chuyển sang cho người giàu.
Tập trung vào cơ hội thay vì chỉ nhìn vào rủi ro của khủng hoảng kinh tế

Tập trung vào cơ hội thay vì chỉ nhìn vào rủi ro của khủng hoảng kinh tế

Tham khảo thêm: Tất tần tật về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933

2.4 Xây dựng các kịch bản và chiến lược rõ ràng để thực hiện

Sau khi có được tầm nhìn định hướng đầu tư vào một lĩnh vực, một kênh nào đó, thì người thành công họ thường xây dựng cho mình những kịch bản rất rõ ràng là nên làm như thế nào với mỗi điều kiện diễn biến khác nhau, chứ họ không đặt cược vào một nhận định hay đánh giá chủ quan nào.
Warren Buffett thường xuyên đưa ra các kịch bản xấu nhất để chuẩn bị cho việc đầu tư của mình. Ví dụ như: Nếu ông chỉ mua cổ phiếu khi mà giả thiết rằng nếu thị trường chứng khoán có đóng cửa thì ông vẫn muốn sở hữu nó. Hay ông luôn dự phòng tiền mặt rất lớn khi thị trường chứng khoán bị định giá cao, mua rất nhiều cổ phiếu khi thị trường chứng khoán bị định giá thấp.

2.5 Quan tâm đến giá trị thay vì giá, với mỗi cơ hội luôn vận dụng thước đo Lợi nhuận/Cơ hội

Câu hỏi đặt ra đầu tiên khi nghiên cứu cổ phiếu để mua của các nhà đầu tư vĩ đại là “Đây có phải là cổ phiếu của 1 doanh nghiệp tuyệt vời hay không?”. Sau đó họ mới xem giá của nó có đủ hấp dẫn đề đầu tư hay không (thông qua đo lường, nếu tăng thì tăng bao nhiêu lần, còn nếu mất thì mất bao nhiêu tiền hay nói các khác là “Phần thưởng trên rủi ro là bao nhiêu”).
Ở Việt Nam nhiều con bạc thích mua những cổ phiếu có giá 2.000đ – 3.000đ, vì họ cho rằng với 1 tỷ đồng họ có thể mua 300.000 cp – 500.000 cp, để rồi 1 thời gian sau doanh nghiệp phá sản và mất trắng.
Thay vì mua những cổ phiếu hàng đầu thì bản thân các nhà đầu tư này có quan điểm rằng: Đầu tư Bluechip thì quá buồn tẻ. Nhưng những công ty này không chỉ có lợi nhuận kép từ việc tăng giá cổ phiếu mà còn nhận cổ tức đều đặn.

3. Kết luận

Hãy nhớ rằng: “Chỉ khủng hoảng xảy ra mới có cơ hội thay đổi thứ tự trên bảng xếp hạng giầu nghèo của chính bạn”.

Trên đây là một vài nội dung AzFin muốn gửi đến NĐT. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho NĐT trong quá trình đầu tư.

Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì AzFin luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.

Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.

Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin