Mục lục bài viết
Hầu hết chúng ta đều biết các NĐT thường sử dụng P/E như một phương pháp phổ thông đơn giản, dễ tính toán và được nhiều người áp dụng nhất. Tuy đơn giản và thông dụng nhưng vẫn có người mắc phải sai lầm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các sai lầm kinh điển khi sử dụng P/E.
1. Sơ lược về phương pháp định giá P/E
Theo giới đầu tư chuyên nghiệp, sử dụng P/E sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất nhưng đối với NĐT không chuyên, phương pháp P/E lại rất dễ mang lại hiểu lầm và dễ mắc sai lầm nhất.
Khi mới tham gia thị trường, NĐT không chuyên thường quan tâm và tìm hiểu để áp dụng P/E vào trong định giá. Tuy nhiên sau một thời gian họ sẽ thấy phương pháp rất đơn giản nhưng áp dụng rất dễ sai.
VD: Khi mua cổ phiếu P/E cao, NĐT kỳ vọng tương lai triển vọng doanh nghiệp cao thì cổ phiếu bị giảm giá, và ngược lại.
Khi áp dụng mua cổ phiếu có P/E thấp, doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, làm ăn kém hiệu quả khiến NĐT thua lỗ…
Xảy ra các trường hợp tương tự như trên đều do những sai lầm của NĐT khi sử dụng P/E vào định giá chứ P/E là một phương pháp tốt, được đánh giá cao trong giới đầu tư.
Tham khảo thêm: Hệ số P/E là gì? Cách lựa chọn cổ phiếu dựa vào hệ số P/E
2. Cách tính P/E
Hầu hết khi tham gia vào thị trường, NĐT đã tìm hiểu về phương pháp này và đã biết cách tính P/E. Chỉ số P/E hay PE giúp NĐT biết được họ đang chi trả bao nhiêu tiền cho lợi nhuận của công ty hay thời gian hoàn vốn của NĐT.
Tuy nhiên AzFin vẫn sẽ nhắc lại công thức :
P/E = Giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Cách tính P/E
Hay AzFin thường dùng cách dễ hơn và có độ chính xác cao hơn, chính là:
P/E = Vốn hóa thị trường của toàn bộ công ty / LNST thực sự thuộc cổ đông
Sử dụng công thức này, thay vì NĐT lấy giá của một cổ phiếu chia lợi nhuận của một cổ phiếu như công thức đầu thì NĐT lấy giá của cả công ty chia cho lợi nhuận của cả công ty. Phương pháp này dễ sai ở bước tính LNST, NĐT có thể tham khảo bài viết cách tính LNST thuộc cổ đông để có con số chính xác nhất.
Xem thêm về cách tính LNST thực sự thuộc cổ đông: TẠI ĐÂY
Lúc này, việc tính toán sẽ rất đơn giản và dễ hiểu, độ chính xác rất cao.
3. Những sai lầm kinh điển khi sử dụng P/E
Tính sai LNST mới chỉ là một sai lầm có thể dễ dàng sửa đổi sau khi biết cách tính. Để sử dụng P/E hiệu quả nhất là tránh được toàn bộ các sai lầm, cùng AzFin tìm hiểu để biết được những sai lầm kinh điển thường gặp khi áp dụng phương pháp P/E.
3.1 Sử dụng P/E để phản ánh kỳ vọng NĐT và triển vọng doanh nghiệp
Sai lầm đầu tiên được kể đến bắt nguồn từ định nghĩa của phương pháp P/E về đánh giá trị trường. NĐT thường mặc định cho rằng khi sử dụng P/E, nếu chỉ số đó cao phản ánh kỳ vọng của NĐT vào cổ phiếu trong tương lai và thể hiện triển vọng tăng trưởng tốt cổ phiếu đó trong tương lai. P/E thấp thì ngược lại.
Nếu chỉ cần một định nghĩa như trên thì việc lựa chọn cổ phiếu của NĐT là không có ý nghĩa, việc định giá cũng đã có thị trường, NĐT sẽ không phải đụng tay hay tính toán, lựa chọn… Tuy nhiên NĐT nên nhớ TTCK luôn là một môi trường đầy biến động, nhiều người chọn được cổ phiếu tăng giá tốt, ngược lại cũng có nhiều người chọn phải cổ phiếu tụt giá.
Mọi phương pháp sẽ đều đúng nhưng chỉ đúng với hoàn cảnh nhất định, không thể sử dụng một phương pháp mà áp dụng cho cả thị trường được.
Theo AzFin, nhận định trên hiện tại đang bị ngược. Thực tế cổ phiếu có tiền năng tăng trưởng, phát triển tốt được NĐT nhận ra thì P/E trong tương lai thường cao.
VD: Microsoft là một cổ phiếu mà từ khi CEO người Ấn Độ tiếp nhận và thay đổi chiến lược thúc đẩy mảng điện toán đám mây giúp Microsoft vượt qua Amazon, mang lại lợi nhuận cao, tăng trưởng mạnh. Thời điểm này định giá cổ phiếu Microsoft được đẩy lên và P/E cũng đươc kéo theo lên gần 50 lần, trong khi trước đó P/E chỉ tầm khoảng 10 – 14.
Điều này chứng minh rằng không phải nhìn P/E cổ phiếu cao thì triển vọng sẽ tốt.
Ngoài ra, tính khan hiếm của cổ phiếu cũng sẽ khiến P/E được đẩy cao.
VD: Sabeco giai đoạn năm 2018 – 2020 gần như không có tăng trưởng đáng kể nhưng P/E lên đến 30 – 50 lần vì lượng cổ phiếu lưu hành bên ngoài của Sabeco quá ít, nên sự khan hiếm cao. Bên cạnh đó là việc đấu giá của NĐT nước ngoài ít nên khiến cổ phiếu Sabeco có giá rất cao. Kết quả sau một thời gian KQKD đã phản ánh lên hiện trạng và giá cổ phiếu giảm rất sâu.
Tiếp theo, sự yêu thích có thể giúp P/E cao.
VD: Giai đoạn 2016 – 2019, P/E của cổ phiếu Vinamilk rất cao, chủ yếu do NĐT thấy trong quá khứ tăng trưởng phát mạnh, mang lại lợi nhuận tốt, liên tục vượt đỉnh nên được nhiều NĐT yêu thích. Nhưng sau này khi doanh nghiệp không còn tăng trưởng và được yêu thích như trước, P/E và giá cổ phiếu của Vinamilk đều giảm
Cuối cùng, P/E cao có thể là do làm giá cổ phiếu.
VD: Cổ phiếu FLC, hay như cổ phiếu ROS, 10 NĐT thì đến 9 người biết cổ phiếu này không có triển vọng nhưng định giá rất cao, có lúc P/E lên đến cả trăm lần vì bị làm giá cổ phiếu.
Vậy nên, đối với NĐT mới, không chuyên khi sử dụng P/E thấy định giá cao, giá cổ phiếu tăng cao thường nhận định đây là doanh nghiệp có triển vọng tốt và mua cổ phiếu đó thường bị thua lỗ, thất bại.
Tham khảo thêm: Sự thật đáng sợ phía sau lời khuyên chuyên gia trên TTCK
3.2 Tính sai chỉ số khi sử dụng P/E
Tính sai chỉ số là một sai lầm cơ bản nhưng rất dễ mắc phải. Ngay cả những người làm phân tích trong công ty chứng khoán có nhiều năm kinh nghiệm cũng dễ bị mắc phải.
Nhìn vào công thức thì có thể thấy rằng tính P/E rất dễ, lấy giá cổ phiếu trên thị trường đã sẵn có, EPS lấy LNST/số lượng cổ phiếu là ra kết quả.
Hay sử dụng số vốn hóa thị trường của cả công ty (thông tin này thường được lấy trên mạng)/LNST.
Giống việc một bài toán đơn giản, đề bài đã có số, chỉ áp dụng công thức vào là có kết quả. Nhưng chính vì sự đơn giản này dẫn đến tình trạng chủ quan ở rất nhiều người, dẫn đến việc tính sai.
AzFin tin rằng gần như 100% người sử dụng P/E đang bị nhầm cách tính. Lưu ý: Nhầm trong một số trường hợp.
Việc này liên quan đến cổ phiếu ưu đãi. Hiện nay tại VN chỉ có 1 – 2 doanh nghiệp có cổ phiếu ưu đãi. Khi tính EPS, NĐT thường lấy LNST/cổ phiếu ưu đãi. Điều này khiến NĐT tính sai số lượng cổ phiếu.
Cách làm đúng: NĐT phải lấy lợi nhuận trừ đi cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, số còn lại mới chia cho cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành.
Tiếp theo, nhiều NĐT không trừ đi lợi ích của cổ đông thiểu số.
Tức là LNST hợp nhất gồm công ty mẹ + công ty con + lợi nhuận công ty liên kết. Thông thường các công ty con sẽ được doanh nghiệp nắm giữ 100%, tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp chỉ nắm 50 – 60%. Do đó sẽ có sự chênh lệch giữa các chỉ số khiến kết quả tính toán P/E thường bị sai lệch.
Cuối cùng, lỗi nhiều người bị nhất là không trừ đi quỹ phúc lợi, khen thưởng.
AzFin đã chia sẻ tại bài viết trước (Bạn đọc có thể xem lại bài viết: TẠI ĐÂY). Quỹ phúc lợi, khen thưởng không thuộc cổ đông nên khi NĐT phải lấy LNST của công ty mẹ trừ đi quỹ phúc lợi, các quỹ khác không thuộc cổ đông để lấy được con số chính xác.

Những sai lầm kinh điển khi sử dụng P/E
Tham khảo thêm: Tính EPS đúng cách theo thông tư 200
3.3 Chỉ tính P/E theo đúng hiện tại
Hiện nay trên mạng cũng đã có rất nhiều trang web hỗ trợ giúp NĐT tính P/E. Nhìn chỉ số P/E thấp hay cao, đánh giá hấp dẫn…
Tuy nhiên để áp dụng phương pháp triệt để đem lại hiệu quả thì NĐT phải kết hợp thêm P/E quan trọng nhất chính là P/E đã loại trừ đi bất thường. Vì có những khi lợi nhuận bất thường.
VD: Gemadept bán cảng Nam Hải Đình Vũ cho VSC thu được lợi nhuận bất thường lên đến hàng nghìn tỷ khiến EPS tăng cao. Nhiều NĐT cho rằng điều này là hợp lý nhưng sang năm sau con số này sẽ biến mất, EPS sẽ sụt giảm, P/E sẽ rất cao.
Suy ra, P/E dự báo trong tương lai sẽ là mức P/E quan trọng nhất. Còn mức P.E hiện tại sẽ không phản ánh được nhiều điều.
Để tính được P/E trong tương lai thì phải kết hợp với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, từ đó mới đem lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng P/E.

Những sai lầm kinh điển khi sử dụng P/E
Tham khảo thêm: Biên lợi nhuận gộp – chìa khóa tìm doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
4. Ưu và nhược điểm của P/E
Đây là phương pháp phổ thông và đơn giản nhất vậy nên tất nhiên sẽ có ưu và nhược điểm. Vậy sử dụng P/E có ưu điểm gì?
- Ưu điểm:
– Dễ dàng sử dụng và tính toán.
– Cho thấy thị hiếu của thị trường đối với cổ phiếu.
– Hữu ích khi so sánh với các doanh nghiệp trong ngành.
- Nhược điểm:
– Không phản ánh được toàn cảnh bức tranh tài chính doanh nghiệp, khi sử dụng độc lập dễ bị hiểu lầm.
– Không phù hợp để đánh giá doanh nghiệp khởi nghiệp, chưa sinh ra lợi nhuận.
– Dễ bị bóp méo, sai lệch khi công ty có lợi nhuận đột biến, không bền vững.
- Lưu ý:
– Không có một mức P/E cụ thể định nghĩa cho việc đắt hay rẻ.
– P/E cần được tính toán trong thời gian dài và so với quá khứ của chính doanh nghiệp đó.
– Khi tính toán P/E cần loại bỏ lợi nhuận đột biến.
– Định giá theo P/E có thể không phù hợp với một số ngành.
Tham khảo thêm: 04 đặc điểm của những cổ phiếu TĂNG MẠNH NHẤT Việt Nam
5. Sử dụng P/E như thế nào sẽ tốt?
Như AzFin đã chia sẻ phía trên, áp dụng phương pháp nào cũng phải phù hợp với hoàn cảnh vì thị trường luôn biến động, P/E cũng không ngoại lệ. Vậy áp dụng P/E như thế nào sẽ tốt?
– Chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tương đối bền vững như: Điện – Nước, XNK, Dệt may, Hàng tiêu dùng, Lương thực – Thực phẩm.
– P/E nên kết hợp với lãi suất dài hạn: Lãi suất cao, P/E thấp và ngược lại.
– P/E kết hợp với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Tăng trưởng cao, P/E cao và ngược lại.
6. Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung AzFin muốn gửi đến NĐT để tránh được những sai lầm trong khi sử dụng P/E trong quá trình đầu tư. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho NĐT trong quá trình đầu tư.
Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì AzFin luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu: https://tichsancophieu.vn/
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/