Mục lục bài viết
Kính mời các quý anh chị nhà đầu tư cùng AzFin điểm qua những điểm tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế, chứng khoán trước giờ giao dịch hôm nay ngày 24/11/2022.
1. Điểm tin chứng khoán vĩ mô
1.1 – Thời thế thay đổi, giúp Mỹ và Châu Âu “xích lại gần nhau hơn”
Nền kinh tế Mỹ vẫn còn động lực tăng trưởng bất chấp chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Năm nay, Mỹ dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 4.000 tỷ USD hàng hoá và dịch vụ, cao hơn 33% so với năm 2019, theo dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế.
Đáng chú ý là Mỹ đang nhập khẩu nhiều hàng hoá từ châu Âu hơn là từ Trung Quốc, đánh dấu một sự thay đổi lớn so với những năm 2010 khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ đồng hồ Thuỵ Sỹ, máy móc công nghiệp của Đức cho đến các mặt hàng xa xỉ của Italy, tiền và hàng hoá đang luân phiên chảy qua hai bờ Đại Tây Dương. Xu hướng này hiện diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Cũng nhờ đó, các cảng ở bờ Đông nước Mỹ đang tấp nập tàu thuyền hơn so với ở bờ Tây, cho thấy một chuyển biến lớn sau nhiều năm Mỹ xoay trục sang châu Á, công ty phân tích chuỗi cung ứng Project44 ghi nhận. Chẳng hạn, chỉ riêng trong tháng 9, xuất khẩu của Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – sang Mỹ đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng euro yếu đang giúp doanh nghiệp tại lục địa già có thêm lợi thế ở thị trường rộng lớn của Mỹ. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của ngành cơ khí sang Trung Quốc – một đối tác thương mại lớn của Đức trong nhiều năm qua – lại giảm 3% trong cùng giai đoạn, xuống còn 14 tỷ euro, Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Cơ khí Đức (VDMA) chỉ ra.
Dù vậy, mối quan hệ hợp tác giữa châu Âu và nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là không có xích mích, Wall Street Journal lưu ý. Lạm phát, nguy cơ suy thoái và nỗ lực giảm bớt tình trạng phụ thuộc kinh tế của phương Tây vào Trung Quốc đã dẫn đến một số chính sách bảo hộ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Mỹ và EU cũng đang phải đương đầu với một nhiệm vụ to lớn là điều phối hàng chục tỷ USD trợ cấp thông qua các chương trình tương ứng để hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
= >>> Có thể thấy, bản đồ thế giới toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine cùng quan hệ rạn nứt giữa Phương Tây và Trung Quốc đang kéo Mỹ và Châu Âu xích lại gần nhau hơn.
XEM THÊM: Cập nhật KQKD của MWG quý 3/2022
1.2 – Trung Quốc giải cứu bất động sản- Đã đến lúc “ăn mừng” hay chưa?
Cách đây hai tuần, Các cơ quan giám sát tài chính của Trung Quốc – bao gồm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) – bất ngờ công bố một kế hoạch gồm 16 điểm nhằm để đảm bảo “sự phát triển ổn định và lành mạnh” của thị trường bất động sản. Đây là động thái đảo ngược chủ trương siết mạnh thị trường bất động sản trong hơn 2 năm qua ở Trung Quốc và lập tức kéo cổ phiếu nhiều công ty phát triển bất động sản lớn của nước này tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản Trung Quốc chưa thể phục hồi nhanh bởi kế hoạch “giải cứu” trên của Bắc Kinh không trực tiếp giải quyết vấn đề lớn nhất của thị trường: Doanh số nhà và giá nhà đang giảm. Theo ảnh chụp màn hình tài liệu về kế hoạch này đang được lan truyền tại Trung Quốc, giới chức trách nước này đang khuyến khích các ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn “hợp lý” của công ty phát triển bất động sản được quản trị tốt. Các ngân hàng cũng được khuyến khích gia hạn nợ tối đa một năm cho các doanh nghiệp này, đồng thời đối xử công bằng với cả công ty bất động sản tư nhân và nhà nước. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào trong số này được công bố chính thức.
“Đây thực sự là sự giải tỏa tạm thời khi nghĩa vụ trả nợ mà các công ty phát triển bất động sản phải thực hiện sẽ ít hơn trong tương lai gần. Tuy nhiên, đây là sự giải tỏa thanh khoản tạm thời chứ không phải là sự thay đổi mang tính căn bản. Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn cần thị trường mua bán nhà cơ bản được cải thiện”, nhà phân tích Samuel Hui tại Hồng Kông của Fitch Ratings, nhận xét ngày 21/11.
= >>> Có thể thấy, giới chuyên gia đang nhận định còn quá sớm để đánh giá tác động thực chất của các biện pháp “giải cứu” thị trường bất động sản tại Trung Quốc trong công cuộc ngăn chặn vòng xoáy đi xuống của các công ty phát triển bất động sản và khôi phục niềm tin nhà đầu tư trên thị trường.
1.3 – TS. Lê Xuân Nghĩa: Tỷ giá có thể nguôi ngoai nhưng lãi suất là vấn đề cần được chú ý
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, tỷ giá USD/VND từ nay tới cuối năm dự kiến không chịu quá nhiều sức ép như giai đoạn vừa qua khi Ngân hàng Nhà nước đã có điều hành kịp thời, chính xác.
“Sức ép tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm cộng với FDI giải ngân tăng tốt và cán cân thanh toán thặng dư là cơ hội để Việt Nam giữ được tỷ giá hối đoái ở mức 10% trong năm nay, thậm chí đến giữa năm 2023”, ông Nghĩa nói. Tuy nhiên, cùng với sự hạ nhiệt của USD, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, đây là cơ hội để Việt Nam xem lại lãi suất với các doanh nghiệp.

TS. Lê Xuân Nghĩa (Nguồn: Doanh nhân trẻ)
“Lãi suất cao gấp 3 lần lạm phát thì thì các doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự. Tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giải quyết vấn đề này và sẽ có biện pháp tích cực để chỉnh sửa với mục tiêu không được làm mất đà tăng trưởng, không được làm mất đà hồi phục kinh tế. Bây giờ những căng thẳng về tỷ giá hối đoái đã giảm, tôi nghĩ cần tập trung thanh khoản và lãi suất”, ông Nghĩa nhìn nhận. Ông Nghĩa giải thích thêm hiện nay, 95% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, ngay kể cả những doanh nghiệp cẩn trọng trong kinh doanh, tài chính đều rất khó tiếp cận vốn.
Theo tính toán của các chuyên gia, tính cả lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước hút về qua kênh bán ngoại tệ và lượng vốn đầu tư công khoảng 900.000 tỷ đồng Bộ Tài chính hút về đang nằm trong các ngân hàng thì nền kinh tế đã bị rút về 1,5 triệu tỷ đồng. Đồng thời, cần giải phóng số vốn đầu tư công chưa thể giải ngân. Theo đó, có thể tạm ứng cho các doanh nghiệp đã có dự án đầu tư công để có cơ sở triển khai dự án. Ngoài ra, có thể trích một phần trong nguồn vốn đầu tư công để thành lập khẩn trương quỹ bão lãnh trái phiếu doanh nghiệp hoặc quỹ bình ổn thị trường trái phiếu.
=>>> Theo các chuyên gia, sức ép lên tỷ giá cũng được giảm bởi các yếu tố khác như chỉ số đồng USD có dấu hiệu tạo đỉnh. Vấn đề của Việt Nam khi đã ổn định được tỷ giá là sửa đổi mức lãi suất với các doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn, phục vụ cho hoạt động sản xuất- kinh doanh.
ĐỌC NGAY: Chuyên gia: ‘Phụ thuộc tín dụng ngân hàng khiến doanh nghiệp như đi trên một chân’
2. Điểm tin chứng khoán về kênh cổ phiếu
NLG: Chuẩn bị chào bán 500 tỷ đồng trái phiếu, dồn sức cho Waterpoint giai đoạn 2.
Hội đồng quản trị NLG vừa phê duyệt phương án phát hành trái phiếu đợt 2 theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành lên đến 500 tỷ đồng. Mệnh giá đạt 1 tỷ đồng/ trái phiếu, dự kiến có kỳ hạn tối đa 7 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có bảo đảm rằng cổ phiếu của Nam Long tại công ty con (CTCP Nam Long VCD, 1.850 tỷ đồng tương ứng 51% giá trị thị trường) và CTCP NNH Mizuki (1.501 tỷ đồng tương ứng 50% giá trị thị trường). Mức lãi suất cố định hàng năm được tính toán bằng tổng của lãi suất cơ bản cố định tính theo VND cộng biên độ 3.5%/năm. Mục đích phát hành trái phiếu nhằm thực hiện dự án Waterpoint giai đoạn 2 (bằng hình thức góp vốn vào công ty con Nam Long VCD), và thời gian phát hành dự kiến là vào quý IV/2022.
Được biết, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC)- một đơn vị thành viên của của Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ đăng ký mua trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng (khoảng 44 triệu USD) do Nam Long phát hành. Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng, Nam Long có doanh thu thuần tăng 3.4 lần so với cùng kỳ, đạt 2.710 tỷ đồng. Biên lợi nhuận tăng từ 29.6% lên 43.1%. Tuy vậy, doanh thu tài chính sụt giảm mạnh trong bối cảnh các chi phí đều neo cao khiến lợi nhuận sau thuế của Nam Long giảm mạnh 61%, còn 276 tỷ đồng.
= >>> Tính tới hết T9/2022, tổng dư nợ vay của NLG đạt 4.595 tỷ đồng, chỉ chiếm 18% tổng nguồn vốn. Trong đó, vay trái phiếu là 2.517 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, dự kiến tổng dư nợ trái phiếu của Nam Long sẽ đạt 3.017 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh 9 tháng, Nam Long mới chỉ hoàn thành 38% kế hoạch doanh thu và 18% chỉ tiêu lợi nhuận năm nay.
TÌM HIỂU NGAY: Cổ phiếu ngân hàng sẽ thế nào khi tiền không còn rẻ?
3. Điểm tin chứng khoán về kênh tài sản khác
NHTM Ấn Độ thử nghiệm CBDC trong tháng 12.
Đã thử nghiệm ứng dụng bán sỉ đối với đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBng), Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đang chuẩn bị thử nghiệm bán lẻ đối với đồng “INR kỹ thuật số”. Chương trình sẽ bắt đầu trong vòng 1 tháng.
Theo Economic Times của Ấn Độ, RBI đang trong giai đoạn cuối để chuẩn bị thử nghiệm đồng INR kỹ thuật số. Các tổ chức tham gia bao gồm State Bank of India, Bank of Baroda, ICICI Bank, Union Bank of India, HDFC Bank, Kotak Mahindra Bank, Yes Bank và IDFC First Bank. Theo báo cáo, tại một số thời điểm, chương trình sẽ bao gồm sự tham gia của toàn bộ ngân hàng thương mại trong nước.
Mỗi ngân hàng sẽ thử nghiệm CBDC trong khoảng 10.000 đến 50.000 người dùng. Để tích hợp lựa chọn thanh toán mới, các ngân hàng tham gia sẽ hợp tác với PayNearby và Bankit. Cơ sở hạ tầng CBDC sẽ được tổ chức bởi Công ty Thanh toán Quốc gia Ấn Độ (NPCI).
= >>> Động thái thử nghiệm đồng CBDC trong tháng 12 của Ấn Độ cho thấy đất nước này bắt đầu xem xét tiền kỹ thuật số khi mọi người ít dùng tiền mặt hơn và ngày càng quan tâm đến tiền ảo. Trước những sự sụp đổ của những đế chế tiền ảo thời gian gần đây, CBDC được giới chuyên gia phân tích rằng bởi CBDC nằm dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương, chúng sẽ có giá ổn định và được chấp nhận rộng rãi.
Xem thêm: Điểm tin chứng khoán ngày 23.11.2022
Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
Các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/
Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu
Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam