Mục lục bài viết
Tỷ giá hối đoái là gì? Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khi thực hiện giao dịch giữa các nước với nhau đều dựa trên tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của rất nhiều yếu tố kinh tế và tài chính trong nước cũng như có những đặc điểm riêng người dùng cần lưu ý khi giao dịch.
1. Tỷ giá hối đoái là gì?
1.1 – Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau. Ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 21/11/2019 1 USD = 23.260VNĐ. Đây chính là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa.
Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá.
Tỷ giá hối đoái còn được xem là quan hệ so sánh tiền tệ của các nước theo tiêu chuẩn nào đó. Trong chế độ bản vị vàng thì tiền tệ trong lưu thông hoạt động kinh doanh là tiền đúc bằng vàng và giấy và nó được đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng. Vì thế, tỷ giá hối đoái có thể hiểu là mối quan hệ so sánh giữa tiền vàng của hai nước.
Còn trong chế độ tiền giấy thì tiền đúc không còn được sử dụng nên ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Theo đó thì việc so sánh các đồng tiền khác nhau được thực hiện bằng hình thức so sánh mức mua của hai tiền tệ với nhau.

ĐỌC THÊM: Quỹ mở là gì? Cách đầu tư Chứng chỉ quỹ
1.2 – Cơ chế điều hành tỷ giá

Có những loại điều hành sau đây:
– Neo tỷ giá:
Neo truyền thống: Neo tỷ giá ở 1 mức cố định
Neo trườn có biên độ: Có mức trần sàn. Khi tỷ giá chạm trần ngân hàng nhà nước sẽ bán ra để kìm hãm đà tăng, chạm sàn ngân hàng nhà nước sẽ mua vào để hạn chế đà giảm. Mục đích để tỷ giá chạy trong một biên độ nhất định, bên cạnh việc NHNN mua bán dựa vào dự trữ ngoại hối thì còn có công cụ nâng hạ lãi suất điều hành. Đây cũng là cách điều hành của Việt Nam.
– Thả nổi:
Thả nổi có quản lý
Thả nổi hoàn toàn
– Khác:
Đô la hóa
Liên minh tiền tệ (EU)
….
XEM NGAY: Margin là gì? Những khái niệm trong Margin dành cho nhà đầu tư mới
1.3 – Bảng lưu chuyển tiền tệ của quốc gia – BOP
Cán cân thanh toán quốc tế trong tiếng Anh là Balance of Payments, viết tắt là BOP. Cán cân thanh toán quốc tế là bảng ghi chép phản ánh tổng hợp tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú của quốc gia cho từng khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác giống như là bản ghi chép lưu chuyển tiền tệ của quốc gia.

Dòng vốn USD ra vào Việt Nam là số ròng của Các cân tổng thể.
TÌM HIỂU THÊM: Thị giá và những vấn đề liên quan khi doanh nghiệp trả cổ tức
2. Ý nghĩa của Tỷ giá trong đầu tư
Nếu tỷ giá ổn định thì dòng vốn ngoại cũng như hoạt động xuất nhập khẩu sẽ ổn định và thuận lợi, từ đấy cũng tác động đến lạm phát. Việc dự phóng tỷ giá sẽ cho nhà đầu tư đánh giá về độ ổn định vĩ mô trong thời gian đầu tư sắp tới.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp: Với những doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp là không hề nhỏ, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đặc biệt là những doanh nghiệp có nợ vay bằng USD sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng khi tỷ giá USD/VND biến động tăng, dẫn đến phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ gốc ngoại tệ khi đó những doanh nghiệp có dư nợ USD phải chịu chi phí lỗ tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Khi một nước có lạm phát sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn so với thị trường nước ngoài.
VD: Tỷ giá tăng quá cao và sốc nhà đầu tư ngoại sẽ ngại đầu tư vào Việt Nam vì tiền quy đổi từ VND sang USD bị mất giá quá nhiều. Giả sử họ đầu tư được 5% nhưng đồng tiền VND lại mất giá đến 4% khiến lợi suất thực họ thu được chỉ 1%, thậm chí tỷ giá mất giá quá cao và nhanh có thể khiến lợi suất đầu tư thực bị âm.
Trên đây là khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và những lưu ý mà bạn cần phải biết. Có thể nói, tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu được tỷ giá hối đoái là gì, cùng những nền tảng bước đầu của thị trường kinh tế tài chính. Từ những thông tin đó các bạn sẽ có cách nhìn tổng quan về thị trường tiền tệ và có hướng đầu tư đúng đắn cho các dự định của mình.
(Nguồn tham khảo: Wikipedia)
Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/
Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Bài viết này được viết và phát hành bởi Khối Chuyên môn & Tư vấn Đầu tư – CTCP AzFin Việt Nam. Thông tin trình bày trong bài viết dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố. AzFin không chịu trách nhiệm về độ chính xác hay đầy đủ của những thông tin này.
Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của AzFin và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng của CTCP AzFin Việt Nam tham khảo và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong bài viết này.