Mục lục bài viết
Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà nhà đầu tư hay người tiêu dùng nào cũng phải quan tâm vì nó ảnh hưởng đến mọi nền kinh tế. Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân lạm phát do đâu? Tại sao chúng ta cần quan tâm đến lạm phát?
1. Lạm phát là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
Ví dụ: Giả sử hàng hóa của cả nền kinh tế chỉ là bánh mì. Năm 2020 giá 1 chiếc bánh mì là 10k VNĐ, năm 2021 giá của bánh mì lên 11k VNĐ. Khi này mức tăng giá (11 – 10)/10 = 10% chính là lạm phát. Trong thực tế các quốc gia sẽ có 1 giỏ hàng hóa được gọi là CPI để đo lường lạm phát. Mức tăng của CPI qua các năm chính là lạm phát.

XEM THÊM: Chỉ số P/E trong đầu tư là gì? Tất tần tật về chỉ số P/E
2. Phân loại các loại lạm phát
Lạm phát được chia thành 3 loại: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát
– Vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số .
– Phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% . Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ.
– Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi.
Một nền kinh tế khỏe mạnh nên có 1 chút tăng giá để kích thích người dân chi tiêu và doanh nghiệp gia tăng sản xuất.
ĐỌC THÊM: Tổng quan về phân tích vĩ mô
3. Cách tính lạm phát

Đối với ví dụ trên thì lạm phát chỉ tính đơn giản dựa trên lượng hàng hóa của một hộ gia đình. Tuy nhiên, để tính lạm phát của một quốc gia thì sẽ cần đến hơn 600 loại hàng hóa khác nhau. Chính vì vậy, để đơn giản hơn nhà nước sẽ chọn ra những loại hàng hóa mang tính thiết yếu, được nhiều người dân thường xuyên sử dụng để tính ra một loại chỉ số. Chỉ số này được gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Như vậy, ta có công thức tính lạm phát như sau:
Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100
Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = (Giá trị chỉ số CPI năm 2020 / Giá trị CPI năm 2019) x 100
Giả sử chỉ số CPI năm 2019 và 2020 lần lượt là 98 và 105. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là:
(105 / 98) x 100 = 107,14%
Ngoài cách tính lạm phát bằng CPI như trên, ta còn có thể tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP. Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ được tính như sau:
Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = [(Chỉ số giảm phát GDP năm 2020 – Chỉ số giảm phát GDP năm 2019) / Chỉ số giảm phát GDP năm 2019] x 100
Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2020 và năm 2019 lần lượt là 98 và 105. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là:
[(105 – 98) / 98] x 100 = 7,14%
TÌM HIỂU THÊM: Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán là gì?
4. Những nguyên nhân gây ra lạm phát?

Có thể đưa ra một số lý do gây ra lạm phát như: do nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến làm giá cả tăng lên. Lúc đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng hàng hóa dịch vụ nhiều hơn và cần nhiều người lao động để sản xuất số hàng hóa dịch vụ tăng thêm đó và thất nghiệp sẽ giảm xuống.
Mặt khác, lạm phát cũng có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng. Đây thường là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp cung ứng giảm xuống. Doanh nghiệp cần ít công nhân hơn và làm cho thất nghiệp tăng.
Bạn có thể hiểu theo 3 nguyên nhân chính sau đây:
– Sốc cầu: Cầu của người dân tăng quá nhanh
– Sốc cung: Nguồn cung bị sụt giảm sốc và nghiêm trọng
– Bơm tiền ồ ạt: Tiền chảy ồ ạt, sản lượng tăng không kịp làm chi giá cả tăng
Ví dụ: Khi dịch covid đần đi qua, cầu tăng trở lại, lượng tiền từ các ngân hàng trung ương bơm ra dư thừa nhưng chuỗi cung ứng lại không kịp hồi phục khiến CPI ở Mỹ hay khu vực Châu Âu tăng cao kỷ lục 9 – 10%.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Những lợi ích khi đầu tư cổ phiếu so với các kênh tài sản khác
5. Ý nghĩa lạm phát trong đầu tư
Việc dự phóng CPI rất khó nhưng lại cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Thực chất ngoài việc lạm phát ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận thực của doanh nghiệp, sức mua của người dân thì còn là chỉ số dẫn dắt các hành động và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Đơn giản thì lạm phát quá cao sẽ khiến các ngân hàng trung ương bắt buộc phải tăng lãi suất, hạn chế hoặc thậm chí thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ là làm gió ngược cho thị trường tài sản.
Để có thể dự phóng CPI, phương pháp cơ bản là xác định các trọng số hàng hóa trong rổ CPI và theo dõi giá các hàng hóa này.
(Nguồn tham khảo: Wikipedia)
Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/
Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Bài viết này được viết và phát hành bởi Khối Chuyên môn & Tư vấn Đầu tư – CTCP AzFin Việt Nam. Thông tin trình bày trong bài viết dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố. AzFin không chịu trách nhiệm về độ chính xác hay đầy đủ của những thông tin này.
Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của AzFin và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng của CTCP AzFin Việt Nam tham khảo và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong bài viết này.