Mục lục bài viết
Bài viết này AzFin Việt Nam muốn gửi đến NĐT một lưu ý về một hiểm họa trong đầu tư, được đánh giá nghiêm trọng mà không chuyên gia nào cho bạn biết ở trên các mạng xã hội hay ở bất kỳ kênh nào cả. Vậy hiểm họa này như thế nào mà lại nghiêm trọng và nguy hiểm đến như vậy? Sau đây AzFin sẽ cùng NĐT đi vào nội dung cụ thể.
1. Phân tích cơ bản quan tâm đến vấn đề gì nhất?
Hầu hết khi phân tích đánh giá về doanh nghiệp thì NĐT thường quan tâm đến vấn đề lợi nhuận sau thuế. AzFin đồng tình với ý kiến trên, vì đây là một phần rất quan trọng để chúng ta theo dõi.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về LNST và những thứ ẩn sâu bên trong lợi nhuận sau thuế này. Nhiều NĐT khi nhìn vào báo cáo KQKD chỉ nhìn mỗi dòng lợi nhuận sau thuế nhưng không biết hàm ý hay cấu tạo của LNST như thế nào.
Nó có thể gây ra những hiểm họa vô cùng kinh khủng mà sắp tới đây AzFin sẽ trình bày với NĐT.
1.1 LNST không thuộc hết về cổ đông.
Chúng ta luôn lầm tưởng rằng LNST là thuộc cổ đông. Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy, đằng sau con số lợi nhuận sau thuế là rất nhiều thứ chúng ta cần phải xem xét và đánh giá.
Ví dụ:
NĐT nhìn thấy lợi nhuận sau thuế của FPT trên giấy tờ ghi thuộc cổ đông công ty mẹ hơn 6000 tỷ nhưng thực tế không phải toàn bộ số đó thuộc về cổ đông công ty mẹ mà còn rất nhiều thứ khác ở trong đó.
Hầu hết chúng ta đều bỏ qua yếu tố này trong báo cáo KQKD. Thậm chí, có nhìn cũng rất ít NĐT thực sự hiểu rõ nó.
1.2 Quỹ phúc lợi khen thưởng và một số quỹ khác không thuộc cổ đông
Nhiều doanh nghiệp thường đưa ra những điều rất lắt léo làm cho NĐT không hiểu được bản chất vấn đề.
Ví dụ:
Về ngân hàng ACB, khi NĐT nhìn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có thể thấy theo dòng số thứ tự thứ ba, dòng lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp là 16.044 nghìn tỷ đồng nhưng không phải tất cả số này thuộc cổ đông mà là quỹ phúc lợi của ACB, số không thuộc cổ đông nó là 400 tỷ. Như vậy chỉ có 15.600 tỷ thuộc cổ đông.
Đối với ACB, điều này rất công bằng khi khi họ chỉ trích 400 tỷ (tương đương 2.5%). Thậm chí có năm ACB chỉnh có 150 tỷ (hơn 1%).
Trường hợp của ngân hàng VIB cũng vậy, họ trích quỹ khen thưởng khoảng 100 tỷ trên lợi nhuận sau thuế hơn 8.516 tỷ. Như vậy VIB trích gần 1.2%.
Đây là số ít trong những ví dụ vô cùng thực tế và cũng rất chuẩn chỉ giữa hàng nghìn doanh nghiệp khác hiện nay.
Tham khảo thêm: Cổ phiếu ACB có phù hợp để tích sản?
2. Hiểm họa trong đầu tư nếu không biết phương án phân phối LNST
Đây là một mối nguy hại khi NĐT không biết đến phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của các công ty như thế nào. Trường hợp cụ thể ở đây là công ty bảo hiểm của ngân hàng BIDV.
2.1 Hiểm họa trong đầu tư nếu không biết P/A PP LNST (BIC)
Doanh nghiệp đã công bố, nhưng hình ảnh dưới đây sẽ cho thấy đây chỉ là một mẩu nhỏ trong 50 – 70 trang, thậm chí 100 trang tài liệu. Đa phần NĐT sẽ thường không đọc đến và ngay cả người làm phân tích của các công ty chứng khoán khi tính toán định giá, phân tích đánh giá cũng thường không tính toán đến những khoản này.
Theo thói quen, chúng ta sẽ gộp hết phần lợi nhuận và tính toán nên dễ dàng bị tính toán sai lệch con số thực sự của cổ đông.
Trường hợp này, NĐT có thể nhìn thấy lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 442 tỷ, dòng số 2 quỹ dự trữ bắt buộc thuộc cổ đông nhưng quỹ khen thưởng phúc lợi lại lên tới 150 tỷ.
Trong báo cáo tài chính của các công ty, báo cáo phân tích của công ty chứng khoán cũng đều lấy số 442 tỷ chia cho số lượng cổ phiếu khiến EPS của doanh nghiệp lên tới hơn 3.770đ/cp và với giá thị trường hiện nay khoảng 28.000đ/cp, vậy P/E bằng có 7.5 đối với một doanh nghiệp bảo hiểm chắc chắn, trả cổ tức tốt. Nghe vô cùng hấp dẫn.
Nhưng trên thực tế, quỹ phúc lợi khen thưởng tổng 150 tỷ không thuộc cổ đông mà thuộc về cán bộ, công nhân viên nên để có con số chính xác chúng ta phải lấy 442 – 150 tỷ.
Quay trở về 2 ví dụ trước, NĐT có thể thấy quỹ khen thưởng được trích của ACB = 2.5% và VIB = 1% nhưng riêng BIC = 33.9% lợi nhuận sau thuế.
Trên thực tế lợi nhuận của cổ đông nếu mua cổ phiếu BIC chỉ có 66.1% số lợi nhuận sau thuế, tương đương với khoảng 292.5 tỷ, không phải 442 tỷ.
Khi trừ đi phần không thuộc cổ đồng thì EPS thực sự là 2.494 đồng. Với giá cổ phiếu 28 – 30 thì P/E đã bằng 11.5 – 12 lần. Lúc này NĐT sẽ thấy sức hấp dẫn của BIC giảm đi rất nhiều.
NĐT đã có thể thấy dần sự nguy hiểm khi chưa hiểu rõ về báo cáo KQKD, thay vì nhìn thấy mức P/E = 7.5 vô cùng hấp dẫn thì sự thật P/E = 11.5 – 12.
Lưu ý: Các trường hợp trên được nêu ra nhằm nói về con số thực tế của LNST, không nhắm đến giá của cổ phiếu.
Tuy nhiên đây mới là con số thực tế của cổ đông này và khi so sánh phân tích, đánh giá doanh nghiệp thì NĐT phải loại đi các thông số đã được nêu để có được con số chính xác nhất.
Nếu không nắm được con số chính xác và tính thẳng mức LNST thì xét về lâu về dài, đầu tư cực kỳ nguy hiểm và vô cùng rủi ro.
Ví dụ như BIC, NĐT đã có thể thấy con số nguy hiểm đến mức nào khi 100 đồng LNST bị trừ đi 33.9 đồng khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên đây chỉ là một ví dụ, trên thực tế còn rất nhiều trường hợp tương tự như này và tất nhiên đây hoàn toàn không phải lỗi của doanh nghiệp, lỗi này sẽ thuộc về NĐT khi chưa thực sự tìm hiểu khiến bản thân dễ rơi vào nguy hiểm trong đầu tư.
AzFin sẽ đưa thêm ví dụ khác và sẽ càng nguy hiểm hơn để NĐT thấy được nguy cơ tiềm ẩn trong đó.
Tham khảo thêm: Chỉ số EPS là gì? Ưu điểm và hạn chế của chỉ số EPS
2.2 Hiểm họa trong đầu tư nếu không biết P/A PP LNST (VTP)
Trường hợp tiếp theo sẽ là Viettel Post. Hình ảnh dưới đây là phương án phân phối lợi nhuận trong tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024.
Nhìn vào hình ảnh NĐT có thể thấy lợi nhuận sau thuế phân phối năm nay là 378.6 tỷ, thực tế lợi nhuận của công ty mẹ năm nay là 379 tỷ, năm ngoái âm hơn 700 triệu. Nhưng hãy nhìn phần trích quỹ khen thưởng phúc lợi lên đến 151.4 tỷ (tương đương 40% lợi nhuận) so với thuế trích quỹ thưởng ban điều hành, ban kiểm soát và thành viên hội đồng quản trị là 1 tỷ (0.26% LNST).
⇒ Có 40.26% lợi nhuận sau thuế không thuộc cổ đông. LNST thực sự thuộc cổ đông không phải 378.6 tỷ mà chỉ còn khoảng 226.8 tỷ, thấp hơn so với thực tế rất nhiều.
⇒ Thay vì EPS = < 3.000 thì EPS thực tế = 1.857 đồng.
⇒ P/E = 37.32
Phải tính từ con số trên, NĐT mới có thể đánh giá được mức độ đắt rẻ của 1 mã cổ phiếu.
Trước đây đã có một số thông tin bâng quơ trên mạng đánh giá kết quả tốt, với mức P/E như trên báo cáo KQKD, mã này sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên đều dựa vào những thông tin không được chứng thực hay không có con số chứng minh cụ thể.
Đã có lúc trên thị trường, mã cổ phiếu VTP lên đến hơn 90 – 100, thời điểm đó P/E = 55 lần cho một mã cổ phiếu. Tất nhiên VTP là một mã có vị thế nhất định trên thị trường nhưng theo đánh giá của AzFin thì tăng trưởng của VTP rất bấp bênh, thiếu tính ổn định.
Đây vẫn chưa phải trường hợp khủng khiếp nhất mà còn rất nhiều các trường hợp khác có con số lớn hơn rất nhiều. Thậm chí phúc lợi khen thưởng lên đến 60 – 70%. Chúng ta sẽ cùng đi đến trường hợp tiếp theo.
Tham khảo thêm: Các mã cổ phiếu Viettel là gì? Cách mua cổ phiếu của Viettel
2.3 Hiểm họa trong đầu tư nếu không biết P/A PP LNST (NBC)
Đây là trường hợp của NBC – Công ty Than Núi Béo. Nhìn vào báo cáo KQKD, nhiều NĐT đánh giá mã này rẻ, EPS cao, P/E = 3 – 4, rất hấp dẫn.
Tuy nhiên ẩn sau con số đó thì vô cùng nguy hiểm. Nhìn vào hình ảnh, chính là phần phương án phân phối lợi nhuận của NBC – Than Núi Béo. Nhìn rất rắc rối, với những NĐT không chuyên rất khó để nhìn, AzFin sẽ phân tích cụ thể hơn.
Đầu tiên, phần lợi nhuận trước thuế (100%) – thuế thu nhập doanh nghiệp (20%). Tiếp đó, lợi nhuận còn lại sau thuế được coi = 100%, mức cổ tức 8%. Đến đây NĐT sẽ rất khó hiểu 8% của tổng lợi nhuận sau thuế hay của phần khác. Thực tế đó là 800 đồng.
Sau khi trà cổ tức, NBC ghi lợi nhuận còn lại sau khi trả cổ tức = 100%.
Trích quỹ đầu tư phát triển 10% – Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp (ban lãnh đạo) < một tháng lương bình quân – Phần còn lại trích khen thưởng phúc lợi.
Câu hỏi được đặt ra, sau khi trừ hết những phần này, cổ đông sẽ còn lại được bao nhiêu?
Nếu chỉ nhìn phần này, NĐT sẽ rất khó để nắm được chính xác con số để đưa ra đánh giá một cách chính xác vì không hề có con số cụ thể.
Nếu NĐT không tìm hiểu kỹ thì rất dễ mắc phải bẫy của những người hay hô hào về cổ phiếu.
Quay về trường hợp của NBC, nếu trước khi xem bài viết này, NĐT thường thấy kết quả của công ty Than Núi Béo – NBC:
- Lợi nhuận trước thuế = 126 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế = 104 tỷ đồng.
- EPS = 2.814 đồng
- Giá cổ phiếu = 11.000đ.
- P/E = 4.
Toàn những con số vô cùng hấp dẫn. Nhưng AzFin sẽ phân tích cho NĐT thấy:
- Lợi nhuận sau thuế (100%) = 104.11 tỷ.
- Số lượng cổ phiếu NBC = 37 triệu cổ phiếu, trả cổ tức 800 đồng một cổ phiếu = 29.6 tỷ đồng. (Phần này thuộc cổ đông)
- Còn lại sau trả cổ tức = 74.5 tỷ.
- Quỹ đầu tư phát triển (10%) = 7.41 tỷ (Quỹ đầu tư phát triển thuộc cổ đông) .
- Thưởng quản lý doanh nghiệp < một tháng lương, tuy nhiên không có số chính xác.
- Còn lại sau khi trích cái thưởng người quản lý sẽ được chia đôi cho khen thưởng và phúc lợi.
- Tổng số thực thuộc về cổ đông trong 104 tỷ chỉ còn 37.051 tỷ.
- Phần chi phí phúc lợi, khen thưởng ban lãnh đạo là 67.05 tỷ
Vậy cổ đông nhận được 37 tỷ/số lượng cổ phiếu 37 triệu ⇒ EPS = 1.000
Đây là sự thật mà NĐT cần phải nắm bắt được, cần phải tìm hiểu kỹ nếu không muốn mất tiền oan. Phần này vẫn là những kiến thức cơ bản nhất, đơn giản nhất tuy nhiên vẫn thường bị các chuyên gia phân tích, nhiều nhà đầu tư khoe 5 – 10 năm kinh nghiệm bỏ qua.
Tham khảo thêm: Biên lợi nhuận gộp – chìa khóa tìm doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
3. Chương trình Youtube Hội viên tại AzFin
Nhiều người đôi khi nghĩ rằng bản thân đã biết và hiểu phân tích, đọc được BCTC, KQKD nhưng thường bỏ qua những điều đơn giản nhất. Thậm chí không biết đến điều đang được ẩn giấu bên trong.
Nếu chẳng may rơi vào trường hợp rủi ro, hãy xem lại bản thân trước vì đã chưa tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định.
AzFin cũng đầu tư giá trị từ những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, những kiến thức đến từ thực tế, thực chiến để áp dụng và đầu tư trong nhiều năm.
Hiện nay, để chia sẻ đến NĐT những kiến thức này, AzFin đã xây dựng Chương trình Đầu tư giá trị vàng mỗi tháng lên đến 10 video.
NĐT quan tâm nên tham gia, ở trong đó sẽ có đầy đủ kiến thức từ A đến Z liên quan đến định giá và phân tích chuyên sâu, liên quan giá trị, các video liên quan đến đầu tư giá trị, chia sẻ các cơ hội để NĐT tham khảo.
Đây là nơi duy nhất trên Việt Nam đưa ra nội dung bản chất và đúng với đầu tư giá trị.
Đăng ký tham gia chương trình Hội viên Youtube: TẠI ĐÂY
3. Kết luận
Trên đây là những ví dụ điển hình và trên sản có rất nhiều trường hợp tương tự như trên. AzFin có thống kê cơ bản có khoảng hơn 50 doanh nghiệp trích phúc lợi khen thưởng > 20%; >50% cũng lên đến con số hàng chục doanh nghiệp.
NĐT hãy cẩn thận và nhớ đây không phải lỗi của doanh nghiệp mà nó liên quan đến nguyên tắc hạch toán…
———————————————————————————-
Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì nó luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu: https://tichsancophieu.vn/
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/