Mục lục bài viết
Hiện nay định giá theo P/E là phương pháp định giá cổ phiếu thông dụng, đơn giản và được đông đảo nhà đầu tư sử dụng nhất, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân. Nhận thấy nhiều nhà đầu tư còn chưa hiểu và chưa tính EPS đúng cách theo thông tư 200 nên AzFin sẽ đưa ra ý kiến để quý nhà đầu tư và người đọc tham khảo.
1. Trong cấu thành của P/E
– P: Giá thị trường của cổ phiếu (chúng ta có thể dễ dàng lấy trên các trang web về tài chính, chứng khoán hoặc trên bảng giá giao dịch chứng khoán.
– EPS: Chính là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
Phương pháp định giá tưởng chừng như rất đơn giản này lại gây ra một số hiểu lầm khi hiện nay ở Việt Nam EPS được đa phần các doanh nghiệp niêm yết cũng như các trang web tài chính tính toán chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thực sự thuộc về cổ đông.
Chính vì thế việc so sánh P/E để định giá mang tính khập khiễng và không thực sự là một thước đo hoàn hảo như mọi người thường nghĩ.
Tham khảo thêm: Cách đọc báo cáo tài chính trong đầu tư chứng khoán
2. Tính EPS đúng cách theo thông tư 200
Để có thể có thước đo chính xác nhất, AzFin xin giới thiệu đến quý vị về cách tính EPS theo Thông tư 200/2014/TT-BTC sửa đổi Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC (đây là phương pháp tính EPS được các nước phát triển sử dụng, nó phản ánh đầy đủ, chính xác và chân thực nhất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thực sự thuộc về cổ đông).
Cách tính EPS thông thường hiện nay:
– EPS = LNST thuộc cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông công ty mẹ/Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (thường là trong năm).
Công thức tính EPS của thông tư 200:
– EPS = (LNST thuộc cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông công ty mẹ – Trích quỹ phúc lợi, khen thưởng và các quỹ khác không thuộc cổ đông)/Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.
Tham khảo thêm: Chỉ số IRR là gì? Tất tần tật những điều cần biết về IRR
3. Những lợi ích của phương pháp tính EPS theo thông tư 200
– Do đã loại đi quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác không thuộc cổ đông được trích từ lợi nhuận sau thuế do đó EPS theo cách tính mới sẽ chính xác hơn, không bị phóng đại bởi các phần không thuộc lợi ích cổ đông như quỹ khen thưởng, phúc lợi….
Ví dụ: Trường hợp của VCB kết thúc năm 2017 đạt LNST đạt 9.091 tỷ đồng, như phương pháp cũ thì EPS = 2.527 đ/cp. Tuy nhiên năm 2017 VCB trích quỹ phúc lợi khen thưởng tổng cộng 1.894 tỷ đồng, như vậy LNST thực sự của cổ đông chỉ có 7.197 tỷ đồng, tương tứng với EPS thực sự = 2.000 đ, tương ứng với EPS thực thấp hơn cách tính EPS thông thường khoảng 20%).
Mức sai số này đủ lớn để tạo ra các thiệt hại cho nhà đầu tư.
– EPS theo thông tư 200 phản ánh đúng thực trạng lợi ích của cổ đông chính vì thế khi đưa vào mô hình định giá sẽ chính xác và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Có nhiều người thường lấy lãi suất yêu cầu 10% thì họ cho rằng P/E = 10 là hợp lý chẳng hạn. Điều này chưa hợp lý với EPS cũ khi mà tính cả phần ko thuộc cổ đông vào đó, với EPS được tính theo thông tư 200 thì việc so sánh này phản ánh chính xác hơn …
Ngoài ra, khi muốn gán P/E ở mức bao nhiêu cho một doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng bởi mỗi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau, vị thế khác nhau, rủi ro khác nhau v.v… nên để chọn được mức P/E định giá là điều không hề dễ dàng như cách các nhà đầu tư đang làm.
– Việc so sánh P/E của một số doanh nghiệp cũng chính xác hơn khi tính theo cách mới do EPS tính theo thông tư 200 đã loại bỏ sự khác biệt trong trích quỹ khen thưởng phúc lợi (có doanh nghiệp trích quỹ phúc lợi khen thưởng rất cao như ngành than, hóa chất có khi lên đến 30-70% trong khi một số doanh nghiệp khác lại chỉ trích quỹ này dưới 5%).
– Với EPS tính theo thông tư 200 ta cũng có thể xác định được cổ tức tối đa mà mình có thể được chia chính xác hơn (nhiều người thắc mắc tại sao một số doanh nghiệp không mở rộng sản xuất kinh doanh nữa và tập trung trả cổ tức cho cổ đông mà lại trả thấp hơn EPS rất nhiều.
Ví dụ: DSN, TCT …Điều này là do ngoài việc trích quỹ dự phòng ra thì doanh nghiệp còn trích quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận thực tế có thể chia cho cổ đông không lớn như nhiều người nghĩ. Nếu tính theo EPS theo thông tư 200 sẽ giải quyết được việc này.
Tham khảo thêm: Chỉ số EPS là gì? Ưu điểm và hạn chế của chỉ số EPS
4. Những khó khăn khi tính EPS của thông tư 200
– Việc tính toán khó hơn do trên thực tế, quỹ khen thưởng, phúc lợi thường được trích sau khi được đại hội đồng cổ đông phê duyệt, thường là xảy ra sau khi doanh nghiệp đã phát hành BCTC.
Như vậy, cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu có thể sẽ không nhất quán giữa các doanh nghiệp do doanh nghiệp có thể dùng số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của năm trước hoặc số tạm tính cho năm báo cáo.
Vậy làm thế nào để có được EPS chính xác?
– Hiện nay trên tất cả các trang website tài chính vẫn chưa thay đổi cách tính EPS cũ, và do cách tính EPS theo thông tư 200 chưa được nhiều doanh nghiệp áp dụng nên số liệu trên các trong website tài chính là chưa chính xác.
– Để chính xác chúng ta cần phải lấy tại báo cáo tài chính kiểm toán của các doanh nghiệp đã áp dụng thông tư 200 hoặc phải tự tính nếu các doanh nghiệp này chưa áp dụng để có được số liệu chính xác.
– Với cách tự tính EPS theo thông tư 200: Trước tiên để tìm xem hàng năm công ty trích bao nhiêu phần trăm cho quỹ khen thưởng, phúc lợi, thưởng HĐQT…
Nhà đầu tư nên theo dõi Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm gần nhất.
Thông thường, trong nghị quyết sẽ có chi tiết trích lập từng khoản mục đối với LNST, nhà đầu tư thực hiện loại bỏ các khoản trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi này ra trước khi tính EPS.
Ví dụ với VTP theo BCTC năm 2023 lợi nhuận sau thuế của công ty là 380 tỷ trong khi số lượng cổ phiếu lưu hành là 121.783tr cổ phiếu. Thông thường người ta sẽ lấy LNST chia cho số cổ phiếu ra EPS = 3,120đ.
Nhưng VTP lại trích tới 40.26% cho các quỹ phúc lợi khen thưởng và thưởng cán bộ quản lý từ lợi nhuận sau thuế, vì thể EPS thực sự của VTP chỉ là 1,864đ mà thôi.
Tham khảo thêm: Nguyên tắc phân bổ danh mục theo ngành và theo Cổ phiếu
5. Kết luận
Việc áp dụng cách tính EPS theo thông tư 200 là việc vô cùng cần thiết, bắt kịp với thông lệ quốc tế cũng như mang lại cái nhìn chính xác và ý nghĩa hơn đối với nhà đầu tư trong việc định giá cổ phiếu.
Do đó, qua bài viết này AzFin mong muốn các nhà đầu tư hãy kiên nhẫn thực hiện các phép tính cho riêng mình nhằm đem lại hiệu quả đầu tư tốt hơn và tránh các hiểu lầm tạo ra mất mát không đáng có.
Trên đây là toàn bộ nội dung AzFin muốn gửi đến NĐT phương pháp tính EPS đúng cách theo thông tư 200. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho NĐT trong quá trình đầu tư.
Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì AzFin luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu: https://tichsancophieu.vn/
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/