Tại sao nhà đầu tư thường bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm?

bởi Trần Thụy

Thị trường chứng khoán là thị trường luôn xảy ra nhiều biến động và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư thường có tâm lý hoang mang và lo lắng, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu. Điều này có thể khiến thị trường giảm sâu hơn và gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Cùng AzFin tìm hiểu về lý do và đánh giá xem có nên bán tháo khi thị trường giảm hay không qua bài viết dưới đây.

I. Bán tháo cổ phiếu là gì? 

Bán tháo cổ phiếu (Bailing out hoặc Sell off) là hiện tượng nhà đầu tư bán ra cổ phiếu mà mình đang nắm giữ một cách nhanh chóng với bất kỳ mức giá nào, thậm chí chấp nhận chịu lỗ để có thể bán được cổ phiếu. 

Bán tháo cổ phiếu thường xảy ra khi thị trường chứng khoán giảm mạnh. Khi thị trường giảm, nhà đầu tư thường có tâm lý hoang mang và lo lắng, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ hoặc chốt lời. 

ĐỌC THÊM: Bán khống là gì? Tổng quan về bán khống trong chứng khoán

II. Tại sao nhà đầu tư thường bán tháo cổ phiếu? 

Thị trường chứng khoán giảm mạnh là thời điểm các hoạt động bán tháo cổ phiếu thường diễn ra sôi động. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư cá nhân thường lựa chọn hình thức bán tháo nhằm đảm bảo nguồn vốn, tránh thua lỗ quá sâu. Ngược lại khi thị trường chứng khoán tăng mạnh, nhà đầu tư thường gặp phải tâm lý FOMO khi lựa chọn mua cổ phiếu.

Vậy nguyên nhân vì đâu dẫn đến hiện tượng này? Dưới đây là một số lời giải thích dựa trên những kinh nghiệm của AzFin:

Không trang bị đầy đủ kiến thức về thị trường chứng khoán, cổ phiếu.

Đây là điều phổ biến và thường thấy nhất trên thị trường, có rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào đầu tư chỉ vì nghe được tin tức mã cổ phiếu X đang lên, mã cổ phiếu Y tốt nhưng không trang bị những kiến thức cơ bản. Điều này dế khiến cho nhà đầu tư chốt mua cổ phiếu theo tin đồn mà không nắm rõ được bản chất của cổ phiếu và doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.

Do đó khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư cá nhân thường có tâm lý lo lắng, sốt ruột, dễ bị ảnh hưởng bởi các tin tức trên mạng xã hội từ đó nhà đầu tư bắt đầu bán tháo với hy vọng cắt lỗ và kiếm lời.  Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán tăng mạnh, nhà đầu tư bắt đầu hào hứng hơn và bắt đầu bơm nhiều tiền hơn vào và đẩy giá cổ phiếu lên rất mạnh. Cuối cùng, cổ phiếu tạo đỉnh và đi xuống không phanh dẫn đến kết quả nhà đầu tư thường gặp thua lỗ rất lớn. 

Màu sắc của bảng điện tử và tình trạng bán tháo cổ phiếu

Trên thế giới và tại Việt Nam bảng điện tử thường được thiết kế với màu sắc của các trạng thái tăng giảm có liên hệ với yếu tố tâm lý, điều này khiến cho các hành động của nhà đầu tư bị ảnh hưởng lớn bởi tính chất của màu sắc. Do đó, nhà đầu tư thường khắc phục các yếu tố này bằng cách cắt lỗ đúng đáy và thường xuyên đua cổ phiếu đúng đỉnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nhà đầu tư. 

Tại sao nhà đầu tư lại bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm?

Tại sao nhà đầu tư lại bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm?

ĐỌC THÊM: 7 cuốn sách về đầu tư chứng khoán dành cho người mới mà bạn không thể bỏ qua

III. Khi nào hiện tượng bán tháo cổ phiếu chấm dứt?

Hiện tượng bán tháo cổ phiếu chấm dứt khi các nhà đầu tư không còn tâm lý hoang mang và lo lắng, khi các yếu tố tác động đến bán tháo cổ phiếu được giải quyết hoặc khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi.

  • Tâm lý đám đông thay đổi: Khi nhà đầu tư bắt đầu tin tưởng vào thị trường và kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường thì tâm lý bán tháo sẽ giảm dần. 
  • Thông tin tiêu cực được giải quyết: Khi các thông tin tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội…. được giải quyết thì tâm lý nhà đầu tư sẽ ổn định hơn và hiện tượng bán tháo sẽ giảm bớt. 
  • Thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi: Khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua vào cổ phiếu để chốt lời hoặc bắt đầu đầu tư mới. Điều này sẽ dẫn đến việc hiện tượng bán tháo giảm dần và chấm dứt.
Khi nào hiện tượng bán tháo cổ phiếu chấm dứt?

Khi nào hiện tượng bán tháo cổ phiếu chấm dứt?

IV. Có nên bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm mạnh không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm mạnh không, nhà đầu tư cần hiểu được 3 trường hợp có thể xảy ra khi bán tháo trong trường hợp này:

  • Đầu tiên, với tâm lý hoảng loạn khi thị trường có dấu hiệu giảm, nhà đầu tư cá nhân thường có tâm lý bán cổ phiếu ngay và luôn với kỳ vọng cắt lỗ hoặc kiếm lời. Tuy nhiên, nếu tin tức về thị trường không chính xác, hoặc không gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong lâu dài, việc bán tháo có thể khiến cho nhà đầu tư bị thua lỗ nặng nề. 
  • Ngược lại, nếu nhà đầu tư hiểu rõ về thị trường và tâm lý vững vàng hoàn toàn có thể quyết định mua vào cổ phiếu với giá hời hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc mua vào cổ phiếu khi thị trường biến động thường tiềm ẩn nhiều rủi ro vì việc cổ phiếu có thể nhanh chóng tăng lại hay tiếp tục giảm là điều khá khó để dự báo. 
  • Ở một góc nhìn khác, nhà đầu tư nên trang bị cho mình những kiến thức và thông tin chính xác về thị trường chứng khoán để đảm bảo đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và kịp thời. Từ đó giảm thiểu tối đa những rủi ro và thua lỗ có thể gặp phải khi đầu tư chứng khoán. 

ĐỌC THÊM: 5 Tư duy đầu tư chứng khoán cần thiết cho nhà đầu tư F0

V. Kết luận 

Để tránh bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm đầu tư vững vàng. Nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất của thị trường chứng khoán và chấp nhận rủi ro khi tham gia đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cần có kế hoạch đầu tư cụ thể và bám sát kế hoạch đó trong mọi tình huống.

******************************

Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.

Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin