Định giá cổ phiếu MCH bằng phương pháp P/E

bởi Trần Thụy

Cổ phiếu MCH của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là một trong những cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong thời gian gần đây. Với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng tại Việt Nam, MCH được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách định giá cổ phiếu MCH bằng phương pháp P/E.

I. Tổng quan về cổ phiếu MCH – Công ty TNHH Masan Consumers Holdings 

Công ty TNHH Masan Consumers Holdings (Masan Consumer Holdings) là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng thực phẩm và đồ uống tiêu dùng. Công ty được thành lập vào năm 1996 với tiền thân là Công ty CP Công nghệ – Kỹ thuật – Thương mại Việt Tiến. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015, công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.

Một số thông tin chi tiết về cổ phiếu MCH: 

  • Giá biến động 52 tuần: [57.6 – 83.4]
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành: 716.5 triệu 
  • Giá thị trường: [77]
  • Vốn hóa thị trường: 55.000 tỷ đồng
  • Vốn chủ sở hữu quý 03/2023: 23.503 tỷ đồng 
  • EPS 4 quý gần nhất: 9.290 tỷ đồng 
  • P/E = 8.34 lần 
  • P/B = 2.34 lần 
Tổng quan về cổ phiếu MCH - Công ty TNHH Masan Consumers Holdings 

Tổng quan về cổ phiếu MCH – Công ty TNHH Masan Consumers Holdings

ĐỌC THÊM: Masan mua Vingroup: Bước ngoặt lịch sử

II. Lợi thế cạnh tranh của cổ phiếu MCH 

MCH là một trong những thành viên của tập đoàn Masan Consumers với những lợi thế cạnh tranh nổi bật sau: 

  • Đứng đầu thị phần nước mắm, nước tương, tương cà, hạt nêm với hơn 60% – 75% 
  • Đứng thứ 2 mảng mì ăn liền với 25% 
  • Đứng thứ 2 thị phần cafe hòa tan 
  • Đứng top 2 về nước tăng lực như Wake up 247, hổ vằn 
  • Nước khoáng Vĩnh Hảo – Quang Hanh, bột giặt – nước rửa bát Net, bia sư tử trắng, Ruby….
  • Trà sữa Phúc Long….

1. Số lượng sản phẩm khổng lồ 

Một trong những lý do giúp cổ phiếu MCH có lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường chứng khoán là lợi thế cạnh tranh có nhiều ưu thế của tập đoàn Masan Consumers với số lượng sản phẩm khổng lồ, bao gồm: 

  • Đồ uống: 3 sản phẩm bia; 10 sản phẩm cafe; 17 sản phẩm nước khoáng; 5 sản phẩm nước tăng lực; 2 sản phẩm sữa hạt.
  • Gia vị: 11 sản phẩm nước mắm, 9 sản phẩm nước tương; 6 sản phẩm hạt nêm; 2 loại sốt gia vị; 5 loại tương ớt; 2 loại tương cà. 
  • Thực phẩm tiện lợi: Lẩu tự sôi 1 sản phẩm, 1 sản phẩm khoai tây nghiền, 1 sản phẩm mì nấu; 5 sản phẩm mì trộn; 7 sản phẩm mì từ gạo; 8 sản phẩm mì gói; 3 sản phẩm mì tô; 7 sản phẩm mì ly.
  • Bữa ăn thay thế: 2 sản phẩm ngũ cốc
  • Chăm sóc gia đình: 3 sản phẩm nước rửa bát: 11 sản phẩm bột giặt; 17 sản phẩm nước giặt; 3 sản phẩm sữa tắm.

ĐỌC THÊM: Nhìn lại thương vụ nghìn tỷ Masan thâu tóm Phúc Long

2. Sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp 

Masan Consumers sở hữu hàng trăm ngàn điểm bán của đối tác nhà phân phối bán lẻ, sở hữu hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi như Winmart và Winmart+ với thị phần số 2 tại Việt Nam. 

Nhờ sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, cổ phiếu MCH giành được nhiều lợi thế trên thị trường chứng khoán và mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực hỗ trợ sự phát triển của tập đoàn. 

3. Kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định 

Masan Consumers là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn mạnh nhất tại Việt Nam với thị phần luôn đứng top đầu tại nước ta. Dưới đây là một số phân tích chi tiết của AzFin về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Masan Consumers:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 19.748.000.000 đồng tăng 840 tỷ so với mức 18.900.000.000 tỷ đồng của năm 2022. Mức tăng này được đánh giá không quá cao, tuy nhiên khi đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn dẫn đến các hoạt động chi tiêu cho tiêu dùng giảm mạnh thì mức tăng của Masan được xem là tích cực trong bối cảnh đó. 
  • Lợi nhuận gộp trong quý 3 năm 2023 của cổ phiếu MCH đạt 3.400.000.000 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ năm trước), được đánh giá là có mức tăng trưởng rất tốt nhờ sự tăng trưởng của biên lợi nhuận với việc giá vốn giảm và giá bán tăng.  
  • Doanh thu từ hoạt động tài chính của Masan trong quý 3 có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt 483 tỷ tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tính trong cả năm 2023, mức doanh thu tài chính của Masan đạt 1.400 tỷ đồng gấp 2 lần so với năm 2022.
  • Chi phí bán hàng và quản trị doanh nghiệp tại MCH được quản trị khá tốt khi liên tục tiết giảm các chi phí. 
  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của MCH trong 9 tháng đầu năm đạt gần 5.500 tỷ đồng, tăng rất mạnh so với 9 tháng đầu năm 2022. 
  • Lợi nhuận kế toán trước thuế (thuộc chủ sở hữu công ty) đạt 4.810 tỷ đồng tăng rất mạnh lên đến 30% so với năm 2022. 
Kết quả kinh doanh của MCH

Kết quả kinh doanh của MCH

4. Sức khỏe tài chính lành mạnh 

Dựa vào những thông tin về kết quả kinh doanh của cổ phiếu MCH được nên ở trên. AzFin có những dự báo thận trọng về tài chính của MCH trong năm 2023 có sự tương đương với năm 2021. 

  • Về mặt lợi nhuận, Masan được đánh giá có thể lập một kỷ lục mới với mức lợi nhuận sau thuế (cổ đông thuộc công ty mẹ) có thể đạt 6.600 tỷ đồng (tăng 22% so với năm 2022).
  • Doanh thu của Masan có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong giai đoạn 2018 – 2020, tuy nhiên đến giai đoạn 2021 – 2023 có sự chững lại khi doanh thu tăng khá chậm. 
  • Về cơ bản, mức vay ngắn hạn của công ty là 7.700 tỷ, vay dài hạn hơn 300 tỷ (tương đương 33% vốn chủ sở hữu)
  • Nợ vay ròng luôn duy trì ở mức bằng 0 và nhỏ hơn 0. 

Từ những kết quả trên có thể nhận thấy, Masan Consumers có sức khỏe tài chính lành mạnh. 

Kết quả tài chính của MCH

Kết quả tài chính của MCH

XEM THÊM: Đình đám thương vụ 650 triệu USD giữa Masan và Singha

5. Rủi ro đến từ khoản phải thu lớn 

Bên cạnh những tín hiệu tích cực trong kết quả kinh doanh, cổ phiếu MCH vẫn có những rủi ro đến từ các khoản phải thu khá lớn lên đến 18.000 tỷ đồng trên tổng tài sản ngắn hạn là 29.000 tỷ đồng với những chỉ số cụ thể như: 

  • Phải thu của khách hàng = 893 tỷ đồng 
  • Trả trước cho người bán = 315 tỷ đồng 
  • Phải thu về cho vay ngắn hạn = 3.307 tỷ đồng 
  • Phải thu ngắn hạn khác = 14.000 tỷ đồng

Từ đó có thể thấy, cổ phiếu MCH có thể có nhiều cơ hội trong đầu tư, tuy nhiên Masan cũng phải đối mặt với rủi ro khi bỏ khá nhiều tiền cho các hoạt động đầu tư cho vay ngoài các hoạt động kinh doanh chính. 

III. Dự báo kết quả kinh doanh và rủi ro của MCH 

AzFin đưa ra những dự báo khách quan về kết quả kinh doanh và rủi ro của cổ phiếu MCH trong năm 2023 như sau: 

  • Dự báo kết quả kinh doanh 
      • MCH đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ và chiếm lĩnh thị trường vững chắc. 
      • Chi tiêu cho tiêu dùng hàng thiết yếu của người dân vẫn tiếp tục tăng nhẹ 
      • Tăng trưởng cổ phiếu MCH có thể tương đương tăng trưởng GDP danh nghĩa khoảng 8% – 11%/năm. 
  • Rủi ro 
    • Ngành hàng tiêu dùng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, vì thế các vấn đề an toàn thực phẩm được chú trọng nhiều. 
    • Nếu xảy ra một vụ tương tự như sữa Melamine ở Trung Quốc…. sẽ là 1 đòn giáng mạnh vào các công ty hàng tiêu dùng trong đó có Masan Consumers. 

IV. Định giá cổ phiếu MCH theo phương pháp so sánh P/E

Cổ phiếu MCH có mức trả cổ tức cao, có thể chiết khấu được, vì thế AzFin lựa chọn phương pháp so sánh P/E để đánh giá cổ phiếu MCH. 

Dưới đây là bảng đánh giá một số cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng phổ biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay: 

Định giá cổ phiếu MCH bằng phương pháp P/E

Định giá cổ phiếu MCH bằng phương pháp P/E

Từ bảng trên có thể thấy: 

  • P/E của MCH xứng đáng bằng trung bình ngành, tương ứng giá cổ phiếu 182.000 đồng/cổ phiếu. 
  • Như vậy, do có những rủi ro nhất định về khoản rủi ro phải thu nên định giá thận trọng trong 12 lần. Do đó, cổ phiếu MCH xứng đáng ở mức 111.000 đồng/cổ phiếu.

XEM THÊM: Thương vụ 1.700 tỷ đồng giữa Masan và Vinacafe Biên Hòa

V. AzFin – Đề xuất và đánh giá 

AzFin đưa ra một số đề xuất về đánh giá tổng quát về cổ phiếu MCH như sau: 

  • Khi đánh giá so sánh cần lấy các doanh nghiệp cũng có những sự tương đồng nhất định, tính tương đồng càng cao thì càng chính xác. 
  • Nên loại bỏ các biến số mang tính đột biến ra khỏi so sánh 
  • Tùy vị thế doanh nghiệp mà định giá xứng đáng cao hơn hoặc thấp hơn trung bình.
  • Không lấy định giá cách xa so với định giá của thị trường chứng khoán (P/E thị trường chứng khoán) 
  • MCH là doanh nghiệp đầu ngành nên thông thường được định giá rất cao, tuy vậy MCH có những khoản mục phải thu quá lớn nên cần chiết khấu trong định giá. 
  • Cổ tức MCH tương đối cao hơn 6% so với thị giá và còn tiềm năng tăng trưởng nên được đánh giá cao.
  • Việc đầu tư cần xây dựng 1 danh mục đủ đa dạng để giảm thiểu rủi ro. 

VI. Kết luận 

Trên đây là cách định giá cổ phiếu MCH bằng phương pháp P/E. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu và có thể áp dụng cho nhiều cổ phiếu khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đây chỉ là một trong những phương pháp định giá cổ phiếu, nhà đầu tư cần cân nhắc thêm các yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

******************************

Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.

Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin