Mục lục bài viết
Hai loại chỉ số định giá trong đầu tư thường được sử dụng nhất là P/E và P/B. Hãy cùng tìm hiểu P/B là gì?
1. Định giá P/B – Giá trên giá trị sổ sách là gì?
1.1 – Khái niệm
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
1.2 – Công thức tính chỉ số P/B
Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất.
P/B = Giá cổ phiếu/ Giá trị sổ sách quý gần nhất
Ví dụ: Một công ty A có giá trị sổ sách là 100 tỷ. Tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành là 100 cổ. Như vậy BVPS = 100/ 100 = 1 tỷ. Giá cổ phiếu trên thị trường là 2 tỷ. Như vậy P/B = 2/1 = 2 lần.
- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu được xác định bằng: ( Tổng giá trị tài sản – tài sản cố định vô hình – nợ phải trả)/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
- Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
ĐỌC THÊM: ROA – Return On Assets (Lợi nhuận trên tổng tài sản) là gì?
2. Ý nghĩa của chỉ số P/B
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số P/B có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư.
- Hệ số P/B cho nhà đầu tư biết được giá cổ phiếu cao hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần.
- Nếu chỉ số P/B cao có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu này, công ty có thể kinh doanh tốt trong tương lai. Vì vậy, nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để sở hữu nó.
- Khi chỉ số P/B thấp nghĩa là các nhà đầu cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không mấy khả quan. Vì thế họ chỉ có thể bỏ ra mức vốn thấp để mua cổ phiếu. Hoặc công ty đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh doanh ngày càng tăng lên khiến giá trị ghi sổ cũng tăng. Vậy trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Đây là cơ hội giúp các nhà đầu tư mua và và thu lại lợi nhuận trong tương lai.
XEM NGAY: Phân biệt giá trị sổ sách và BVPS (Book Value Per Share)
3. Định giá P/B áp dụng như thế nào?
Có 2 trường hợp áp dụng P/B hiệu quả nhất trong đầu tư đấy là:
- Phương pháp Net – Net
Đây là phương pháp của Ben Graham. Đơn giản phương pháp này tư duy rằng nhà đầu tư mua doanh nghiệp với giá thấp hơn giá trị thực tế của vốn chủ sở hữu (phần thuộc về chủ sở hữu khi giải thể doanh nghiệp). Để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả nhà đầu tư cần đánh giá chính xác giá trị thanh lý thực tế của tài sản.
Ví dụ: Tài sản doanh nghiệp A là 1,000 tỷ, vốn chủ sở hữu trên sổ sách là 500 tỷ. Trên thị trường công ty A đang được bán với giá 400 tỷ. Nếu tính 1 cách đơn thuần thì P/B = 400/500 = 0.8 lần. Nhà đầu tư mua xong sẽ được lời 100 tỷ. Tuy nhiên, chất lượng con số 500 tỷ đấy trong thực tế chỉ được 300 tỷ. Như vậy, nhà đầu tư đã sai lầm khi nhìn giá trị sổ sách là 500 tỷ.
Phương pháp này còn có 1 điểm yếu nữa là những công ty có P/B < 1 thường có vấn đề về hoạt động kinh doanh. Vì thế đôi khi mua rẻ nhưng năm sau công ty lại lỗ nặng, thậm chí lỗ nhiều năm làm giá trị sổ sách giảm. Từ mua hời thành mua hớ vì nhà đầu tư không tác động được vào doanh nghiệp để giải thể. Đây cũng là lý do học trò của Ben Graham là Warren Buffett đã huy động lượng tiền lớn để mua, chiếm quyền kiểm soát và giải thể doanh nghiệp để thu lợi nhuận.
- Mua khi khủng hoảng
Trong môi trường lợi nhuận doanh nghiệp và nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số định giá P/E rất hữu dụng. Tuy nhiên, trong những giai đoạn suy thoái, khủng hoảng thậm chí là các doanh nghiệp bị khó khăn tạm thời thì nhà đầu tư nhìn chỉ số P/E sẽ bị méo (lợi nhuận âm hoặc bị sụt giảm). Vì thế, khi đấy nhìn P/B sẽ nhìn doanh nghiệp tĩnh tại hơn khi so sánh với P/B trong các thời kỳ trước. Rồi khó khăn qua đi những doanh nghiệp khỏe mạnh sẽ lại trở lại.
TÌM HIỂU THÊM: Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
4. Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
Thực tế không có một tiêu chí cụ thể nào quy định rằng chỉ số P/B bao nhiêu là tốt. Tuy nhiên dựa theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư chứng khoán lâu năm cho thấy:
- Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, mức thu nhập cổ phiếu mang lại bền vững thì chỉ số P/B càng cao sẽ càng có lợi.
- Còn đối với các công ty thiên về chất lượng hơn thì chỉ số P/B không cần phải quá cao để đem lại những kết quả tốt.
Một lời khuyên dành cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và chỉ dựa vào chỉ số P/B để phán đoán cổ phiếu thì nên lựa chọn những cổ phiếu có chỉ số P/B nhỏ hơn 1,5. Với chỉ số này, khi doanh nghiệp gặp phải biến động bất thường thì mức độ rủi ro có thể được giảm xuống. Giải thích cho điều này, những doanh nghiệp có chỉ số P/B thấp là những doanh nghiệp chất lượng và có năng lực giải quyết nhanh nhạy các biến cố.
Cũng như thế, với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ở mức trung bình, nếu như có chỉ số P/B cao thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó không phải lựa chọn tốt, nhà đầu tư nên lưu ý để không mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này để hạn chế rủi ro.
GDP là gì? Cách tính và ý nghĩa của GDP trên thị trường chứng khoán
5. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B
Hiện nay, các nhà đầu tư áp dụng chỉ số P/B vào việc đánh giá cổ phiếu một cách phổ biến. Vậy ưu điểm và nhược điểm của P/B trong chứng khoán là gì?
5.1 – Ưu điểm chỉ số P/B
- Mức độ ổn định của chỉ số P/B cao hơn hẳn so với chỉ số EPS, nên dù trong điều kiện biến động khó lường của chỉ số EPS thì chỉ số P/B vẫn có hiệu quả hơn hẳn trong việc quan sát và đánh giá.
- Do chỉ số P/B luôn luôn dương nên có thể dùng chỉ số này để định giá các công ty đang hoạt động thua lỗ.
- Chỉ số P/B sẽ hữu hiệu nhất khi được sử dụng để định giá các công ty có khối lượng tài sản lớn và khả năng thanh khoản cao ví dụ như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư.
5.2 – Nhược điểm của P/B trong chứng khoán
- Chỉ số P/B mới chỉ xét đến giá trị của các tài sản hữu hình mà bỏ qua giá trị của các tài sản vô hình trong doanh nghiệp ví dụ như: thương hiệu, tài sản trí tuệ, phát minh sáng chế,…Trong khi đó chính những tài sản vô hình này mới là yếu tố quan trọng góp phần gia tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy tăng giá cổ phiếu.
- Giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng chưa phản ánh đúng và đủ về giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Có thể giá trị sổ sách của cổ phiếu được lấy cách đây mấy năm. Do đó các nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào chỉ số P/B để kết luận về cổ phiếu của một doanh nghiệp vì điều đó không đủ đảm bảo độ chính xác.
Một ví dụ sau về P/B, nếu không tính đến thương hiệu, con người trong một công ty là một thiếu sót rất lớn. Vì để xây dựng được một công ty vận hành ổn định, một số tiền bằng BV của doanh nghiệp là không đủ. Hãy xem qua hình ảnh mô tả sơ qua về việc mua doanh nghiệp See’s Candies của Warren Buffett năm 1972 sau đây
Như vậy trên đây là tất cả kiến thức quan trọng nhất về chỉ số P/B được tổng hợp dành cho những nhà đầu tư mới đang tìm hiểu về thị trường. Chỉ số P/B này có giá trị rất lớn trong phân tích cổ phiếu và đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần nắm được cách áp dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng sẽ giúp tăng hiệu quả phân tích cổ phiếu từ đó có những lựa chọn giao dịch đúng đắn. Hy vọng nhà đầu tư đã hiểu được P/B là gì trong chứng khoán. Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả và thành công.
Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/.
******************************
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/