Mục lục bài viết
Nhà đầu tư hay bị nhầm lẫn khái niệm giá trị sổ sách, giá trị thị trường, mệnh giá hay Book Value Per Share (BVPS). Hãy cùng tìm hiểu về giá trị sổ sách, BVPS.
1. Giá trị sổ sách là gì?
1.1 – Khái niệm
Giá trị ghi sổ hay còn gọi là giá trị sổ sách, trong tiếng Anh gọi là Book Value. Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty (chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán). Khi nói đến giá trị sổ sách có thể hiểu rằng đang nói đến giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu.
1.2 – Công thức tính giá trị sổ sách (Book Value)
Giá trị sổ sách = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả – Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Ví dụ: MWG 2021

Giá trị sổ sách thuộc về cổ đông = Vốn chủ sở hữu – Lợi ích cổ đông không kiểm soát = 20.378.245 – 11.838 = 20.366.407
Lưu ý rằng giá trị sổ sách sẽ khác mệnh giá cũng như khác thị giá (giá trị thị trường).
XEM THÊM: EPS – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là gì?
1.3 – Vai trò của giá trị sổ sách
Giá trị sổ sách được coi là quan trọng về mặt định giá vì nó thể hiện bức tranh công bằng và chính xác về giá trị của một công ty. Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp hay tập đoàn được xem là tài sản đang có của doanh nghiệp đó. Nó được nắm giữ bởi thực thể riêng biệt, cố định (chủ sở hữu, cổ đông, vốn hóa thị trường).
Trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, thì giá trị sổ sách cũng cho thấy được con số chi phí mua lại công ty/ tập đoàn trong trường hợp rủi ro. Đồng thời giá trị trường của cổ phiếu cũng bị tác động bởi nhân tố này.
Theo thống kê, doanh nghiệp nào có giá trị sổ sách càng cao thì giá trị cổ phiếu sẽ càng cao, tiềm năng phát triển cũng ổn định hơn so với các doanh nghiệp mà tổng tài sản đang xấp xỉ với các khoản nợ cần chi trả.
2.1 – Khái niệm
Book value per share (BVPS) hay còn được gọi là Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Thường được dùng để ngầm hiểu rằng nếu doanh nghiệp giải thể thì mỗi nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu tiền trên một cổ phiếu. Tuy nhiên trong thực tế thì nhà đầu tư cần đánh giá giá trị tài sản thực tế thay vì chỉ nhìn vào giá trị sổ sách.
2.2 – Công thức tính BVPS
BVPS = Book Value/ Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
BVPS thường được sử dụng trong định giá P/B
P/B = Giá cổ phiếu/ Giá trị sổ sách
Ví dụ: Một công ty có vốn chủ sở hữu (đã trừ lợi ích cổ đông thiểu số) = 1.000 tỷ. Công ty có 100 cổ phiếu. Như vậy BVPS = 1.000/ 100 = 10 tỷ. Có thể hiểu 1 cách đơn giản là nếu công ty giải thể ngay lập tức thì mỗi nhà đầu tư sẽ nhận được 10 tỷ khi thanh lý toàn bộ tài sản.
2.3. Vai trò của BVPS
BVPS sẽ dùng để xác định thị giá cổ phiếu trên thị trường. Các nhà đầu tư sẽ dùng phép tính này để có được phương pháp phân tích cơ bản nhất, xác định giá trị thị trường của cổ phiếu doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn giá trị sổ sách, từ đó sẽ có cách đầu tư hợp lý nhất.
Thông thường thì giá trị sổ sách sẽ tỉ lệ thuận với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Những doanh nghiệp có nguồn lực kinh tế mạnh sẽ có khối lượng cổ phiếu lớn và quy mô hơn so với những doanh nghiệp còn đang trong quá trình phát triển và đang phải gồng gánh nhiều khoản nợ buộc phải thanh toán.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mà tài sản vô hình nhiều hơn tài sản hữu hình thì thế nào? Công thức này sẽ không hoàn toàn chính xác. Do đó, việc đánh giá cổ phiếu không chỉ nên dựa vào tiêu chí này.
Khi đánh giá chỉ số cổ phiếu của các doanh nghiệp loại này, nhà đầu tư cần đưa ra được những tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Như vậy mới có được sự khách quan nhất.
Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/
Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Website: https://azfin.vn/
🌎 Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Bài viết này được viết và phát hành bởi Khối Chuyên môn & Tư vấn Đầu tư – CTCP AzFin Việt Nam. Thông tin trình bày trong bài viết dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố. AzFin không chịu trách nhiệm về độ chính xác hay đầy đủ của những thông tin này.
Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của AzFin và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng của CTCP AzFin Việt Nam tham khảo và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong bài viết này.