Phân biệt giữa Biên lợi nhuận gộp và Biên lợi nhuận ròng

bởi Trịnh Tuấn Minh

Trong đầu tư hay thậm chí làm kinh doanh chúng ta cũng hay nghe được khái niệm biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp. Vậy phân biệt 2 loại này như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản Biên lợi nhuận = Lợi nhuận/ Doanh thu

1. Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận hay còn gọi là lợi nhuận ngắn, được thể hiện dưới dạng phần trăm. Có rất nhều người thắc mắc rằng biên lợi nhuận là gì? và nó có phải là lợi nhuận biên hay không? Câu trả lời hoàn toàn là 1. Nó được định nghĩa là phần lợi nhuận chia cho doanh thu mà doanh nghiệp đó đã đạt được. Điều này cho thấy rằng có bao nhiêu lợi nhuận mà một doanh nghiệp đang kiếm được cho mỗi phần doanh thu.

1.1 – Công thức

Biên lợi nhuận có thể được tính bằng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp (trong trường hợp này sẽ được gọi là ‘biên lợi nhuận gộp’) hoặc lợi nhuận ròng (hoặc ‘biên lợi nhuận ròng’). Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng là hai tỷ suất sinh lời riêng biệt được sử dụng để đánh giá sự ổn định tài chính của công ty.

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu

Biên lợi nhuận gộp chính là nhìn phần chênh giữa giá hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập vào với giá bán ra.
Ví dụ: HPG để sản xuất 1 tấn thép thì nhập nguyên liệu thép hết 10 triệu, khấu hao nhà máy 2 triệu, chi phí nhân công sản xuất thép 2 triệu, điện hết 1 triệu hết tổng 15 triệu. Khi này HPG bán 1 tấn thép giá 20 triệu, như vậy lợi nhuận gộp của HPG = 20 – 15 = 5 triệu. Vậy biên lợi nhuận gộp của HPG = (5/ 20)*100% = 25%.

1.2 – Ý nghĩa

Biên lợi nhuận gộp thường có tác dụng trong việc nhìn lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp với doanh nghiệp khác trong ngành. Biên lợi nhuận của ai cao và ổn định hơn thì có lợi thế cạnh tranh tốt. Bên cạnh đấy, đặc biệt trong đầu tư thì nhìn vào biên lợi nhuận gộp còn nói lên đặc tính ngành nghề của doanh nghiệp mình đầu tư.

Ví dụ: Nhìn biên lợi nhuận gộp HPG cao hơn HSG vì HPG kiểm soát chuỗi giá trị trong khi HSG chỉ là mua bán chênh lệch giá. Tuy nhiên, lại càng không thể so sánh và nói HSG kém SCS vì biên lợi nhuận gộp bé hơn được. Vì đây là 2 đặc tính ngành nghề khác nhau.

XEM THÊM: Phân biệt giá trị sổ sách và BVPS (Book Value Per Share)

2. Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng (hay Net profit margin) là tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được từ mỗi đồng doanh thu. Nghĩa là, với 1 đồng doanh thu, công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

2.1 – Công thức

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/ Doanh thu

Ví dụ: Vẫn là HPG ở trên, ngoài việc sản xuất thì HPG còn mất các chi phí như quản lý doanh nghiệp và bán hàng, thuế,… Những chi phí này hết 3 triệu. Như vậy lợi nhuận ròng = 20 – 15 – 3 = 2 triệu. Biên lợi nhuận ròng = (2/20)*100% = 10%
Biên lợi nhuận ròng chính là tính độ chênh của doanh thu với tất cả các chi phí phải bỏ ra.

ĐỌC THÊM: EPS – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là gì?

2.2 – Ý nghĩa

Biên lợi nhuận ròng chủ yếu để so sánh mức quản trị chi phí của các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành. Hoặc so sánh với chính doanh nghiệp đấy trong quá khứ

Ví dụ: MWG có biên lợi nhuận ròng bán mảng điện thoại, điện máy là 8% trong khi FRT chỉ khoảng 4%. Giả sử biên lợi nhuận gộp như nhau có thể cho thấy quy mô cũng như quản trị chi phí vận hành của MWG tốt hơn FRT.

Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/

Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Bài viết này được viết và phát hành bởi Khối Chuyên môn & Tư vấn Đầu tư – CTCP AzFin Việt Nam. Thông tin trình bày trong bài viết dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố. AzFin không chịu trách nhiệm về độ chính xác hay đầy đủ của những thông tin này. 

Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của AzFin và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng của CTCP AzFin Việt Nam tham khảo và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong bài viết này.

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin