FPT giai đoạn 2019-2022: Thời hoàng kim trở lại

bởi Trịnh Tuấn Minh

Gần đây, FPT có sự cải tổ rất tốt về nội tại doanh nghiệp. Các lãnh đạo chủ trương tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là công nghệ và viễn thông. Vậy giai đoạn 2019-2022, FPT có đáng để đầu tư? Hãy cùng AzFin tìm hiểu về cổ phiếu này nhé!

1. Lịch sử hình thành và phát triển của FPT

1.1. FPT giai đoạn từ 1988-2002

Đây có thể coi là giai đoạn tìm lối đi cho mình của FPT.

Giai đoạn này kéo dài tới 14 năm song song với giai đoạn đất nước mở cửa và tìm hướng đi cho phát triển kinh tế sau 1 thời gian dài trì trệ của thời kỳ bao cấp.

Trong giai đoạn này FPT là công ty nhà nước, hoạt động mang tính chất tự phát nhiều hơn và chưa có dấu ấn gì đáng kể trong kinh doanh của mình.

1.2. Giai đoạn 2002-2007

Đây là giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ khi mà FPT đã tìm ra được con đường của mình.

Trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận của FPT tăng trung bình lần lượt là 55% với doanh thu và 110% với lợi nhuận sau thuế. Có thể nói đây là giai đoạn rực rỡ nhất của FPT.

Ở thời kỳ đó, FPT được coi là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam với vài nghìn nhân sự. Ai làm cho FPT cũng là 1 niềm tự hào lớn lao. FPT luôn là ao ước các sinh viên xuất sắc mới ra trường, cùng trong giai đoạn này lãnh đạo FPT được coi là biểu tượng của sự thành công.

1.3. Giai đoạn 2007-2011 của FPT

Đây là giai đoạn ngủ quên trên chiến thắng của FPT.

Sau khi đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong 5 năm trước đó, FPT đã tự tin một cách thái quá và họ nghĩ rằng có thể chiến thắng ở bất kỳ linh vực kinh doanh nào mà họ tham gia. Thị trường chứng khoán phát triển rực rỡ chưa từng có và FPT không muốn đứng ngoài cuộc chơi: FPTS ra đời vào tháng 7/2007.

Trong giai đoạn này, thành lập ngân hàng là một xu thế tất yếu đón đầu sự phát triển kinh tế chưa từng có và FPT cũng muốn có cho riêng mình một ngân hàng cho hợp mốt vì thế ngân hàng Tiên Phong ra đời tháng 5/2008.

Rồi đến công ty quản lý quỹ FPT, FPT trading, FPT shop ….. Đã có lúc người ta xếp FPT vào nhóm các công ty bán lẻ vì có doanh thu từ các mảng đó đóng góp tới trên 60%.

1.4. Giai đoạn 2011-2014

Đây là giai đoạn FPT mất phương hướng và gánh chịu hậu quả vì đa dạng hóa, dàn trải quá nhiều lĩnh vực kết quả là lợi nhuận trong giai đoạn này giảm 3%, một sự trì trệ làm mất niềm tin … đối với nhân viên, nhà đầu tư …

1.5. Giai đoạn 2014-2017

Giai đoạn bừng tỉnh và tái cơ cấu mạnh mẽ.

FPT đã nghiêm túc xây dựng lại chiến lược là tập trung mạnh vào các mảng có giá trị gia tăng cao và triển vọng phát triển mạnh mẽ là Công nghệ và Viễn thông trong giai đoạn này.

FPT đã thoái vốn, giảm tỷ lệ xuống dưới 50% tại toàn bộ những doanh nghiệp không liên quan đến hoạt động cốt lõi của mình, để giành nguồn lực cho sự phát triển tập trung cao nhất.

1.6. Cơ hội đầu tư 2019-2022

Điều này hoàn toàn có thể trên cơ sở khá vững chắc.

Thứ nhất: Về mặt nổi trong các thông điệp từ lãnh đạo FPT truyền tải cho thấy họ đang quyết tâm cao độ tập trung cho mảng cốt lõi là Phần mềm và Viễn thông. Điều này được thể hiện rất rõ tại:

      • Đại hội cổ đông những năm gần đây.

      • Tại báo cáo thường niên và các chiến lược phát triển được công bố bởi FPT.

      • Thông điệp này đã lan tỏa tới toàn bộ cán bộ, nhân viên của FPT.

      • Cảm nhận từ các cá nhân các đơn vị trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ tại Việt Nam được phỏng vấn cũng phải thừa nhận FPT đang ngày một tập trung hóa với quyết tâm rất cao.

    Thứ hai: Hành động của FPT rất quyết liệt và mạnh mẽ thông qua:

        • Bán cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp không trọng tâm: Từ TPB, FPTS, FRT, Synnex FPT …

        • Thúc đẩy và mở rộng mạnh khối giao dục trọng tâm là trường đại học FPT tại khắp các trung tâm kinh tế lớn của đất nước: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Tốc độ tăng trưởng sinh viên nhập học trong 2 năm 2017-2018 trung bình trên 40%. Việc này nhằm hai mục đích là thúc đẩy mạnh mảng kinh doanh đào tạo và tự chủ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho mảng phần mềm.

        • Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của 2 mảng chính là viên thông và Công nghệ mỗi năm hàng 1.000 tỷ đồng.

        • Mua 90% cổ phần của Intellinet của Mỹ giúp FPT bổ sung năng lực tư vấn chiến lược cho mảng dịch vụ phần mềm hỗ trợ công ty cung cấp các sản phẩm, giải pháp trọn gói cho các công ty đa quốc gia thay vì chỉ làm gia công như trước đây. .

      Thứ ba: Kết quả đạt được trong 8 tháng đầu năm là minh chứng cho sự hiệu quả:

          • Khối công nghệ và Viễn thông đóng góp 94% doanh thu.

          • Doanh thu và LNTT khối công nghệ đạt lần lượt 7.570 tỷ đồng và 863 tỷ đồng, tăng tương ứng 21% và 31% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm doanh thu đạt 5.044 tỷ đồng, tăng 33%; lợi nhuận trước thuế đạt 773 tỷ đồng, tăng 30%.

          • Khối Viễn thông ghi nhận doanh thu tăng 16%, đạt 5.691 tỷ đồng, trong khi đó LNTT đạt 994 tỷ đồng, tăng 19%.

          • Tuy không còn đóng góp lớn từ FPTShop và FPT-Synnex nhưng lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 1547 tỷ đồng trong 8 tháng tăng 19% so với cùng kỳ.

        Đóng góp vào kết quả chung: mảng Công nghệ (tăng trưởng mạnh nhất) sẽ chiếm khoảng 49% tổng LNTT thuộc cổ đông công ty mẹ trong năm 2018 và sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 65% đến 2022.

        Lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm chiếm đến trên 90% của mảng công nghệ. Mảng viễn thông đến 2022 sẽ chiếm khoảng 20% tổng LNTT thuộc cổ đông công ty mẹ. Còn lại mảng giáo dục và các công ty liên kết mang lại khoảng 15% tổng lợi ích.

        2. Cơ hội đầu tư 2019-2022

        Với các cơ sở trên: FPT có thể tăng trưởng 18%-20% trong 3-5 năm tới. Đến hết quý 2/2018 tổng tài sản của FPT là 26.286 tỷ đồng cao gấp 74 lần so với con số 356 tỷ của năm 2001.

        Do vậy, việc tăng trưởng lợi nhuận lên đến 50% là điều không thể. Tuy nhiên, với quy mô tài sản hiện tại nếu FPT tăng trưởng được từ 18-20%/năm cũng là điều hiếm có trong các cổ phiếu Blue chip niêm yết trên sở giao dịch.

        Dự báo năm 2018 FPT có thể đạt được 2.540 tỷ LNST thuộc cổ đông công ty mẹ, tương ứng với EPS là 4.140 đồng, P/E = 11 lần; bên cạnh đó FPT trả cổ tức khá đều với suất cổ tức lên đến 5.5%.

        Định giá dựa theo phương pháp P/E, phù hợp với FPT là 13 lần, kỳ vọng giá cp FPT sẽ tăng trưởng 20-25%/năm trong vòng 3-5 năm tới.

        Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
        🌎 Website: https://azfin.vn/
        🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
        📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam

        Bài viết liên quan

        Để lại Bình Luận

        LIÊN HỆ NGAY

           

          CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

           

          AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

          @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin