Tình hình kinh tế vĩ mô 04 tháng đầu năm 2024

bởi AzFin News

Tình hình kinh tế vĩ mô thường gây ra nhiều tác động trực tiếp với thế giới nói chung và thị trường nói riêng. Để đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp, NĐT cũng phải thường xuyên nắm bắt các thông tin trọng điểm liên quan đến tình hình kinh tế. Bài viết này AzFin sẽ cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của các khu vực lớn và Việt Nam.

1. Tình hình kinh tế vĩ mô thế giới

1.1 Tình hình kinh tế tại Mỹ

Khi nhắc đến Mỹ, chúng ta thường nghĩ đến FED (ngân hàng trung ương Mỹ) và phần lãi suất của FED luôn là phần được quan tâm nhất. Hiện nay lãi suất tại FED chắc chắn đã tạo đỉnh và trong tương lai chắc chắn nó sẽ giảm.

Tình hình kinh tế tại Mỹ

Tình hình kinh tế tại Mỹ

Theo AzFin dự đoán, với tình hình kinh tế hiện nay có thể quý 03/2024, thậm chí dài hơn mới có thể giảm lãi suất.

Lưu ý: Ở Việt Nam, NĐT đa phần đầu tư rất ngắn hạn nên khi thấy lãi suất giảm chậm dễ sinh ra dao động, cùng với những chuyên gia trên mạng xã hội lên dọa nạt nên dễ dàng bị lái, dẫn dắt…

NĐT có thể nhìn vào thị trường Mỹ – đối tượng bị tác động trực tiếp bởi các chính sách lãi suất vẫn đang đứng ở đỉnh. Đơn giản vì họ quan tâm đến đường dài, không phải vì lãi suất nhất thời tăng cao mà bán tháo cổ phiếu. Nhờ vậy mà thị trường chứng khoán Mỹ luôn đứng trên đỉnh cao ở mọi thời đại.

Lãi suất FED gần như chắc chắn là đã tạo đỉnh, vấn đề hiện nay cơ bản chỉ là giảm muộn hơn kỳ vọng.

Tham khảo thêm: Cổ phiếu MWG: Trở lại mạnh mẽ đến triển vọng tương lai

1.2 Tình hình kinh tế tại Trung Quốc

Trước đây, các nhà phân tích chủ yếu chỉ đánh giá thị trường Mỹ vì Mỹ ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới. Nhưng giờ đây chúng ta cũng không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc vì trên thực tế GDP của Trung Quốc đang vượt qua khoảng 1,5 lần so với GDP Mỹ và đang ngày càng phát triển.

Nếu trước chúng ta sống tại một thế giới đơn cực với Mỹ là ông trùm thì giờ đây đã trở thành thế giới đa cực với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, và nhen nhóm có cả Nga. Vậy nên Trung Quốc có tác động rất lớn đối với toàn thế giới.

Trong hàng chục năm qua, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… đều đang được hưởng lợi về lạm phát tương đối thấp, kinh tế tăng trưởng tốt… một phần là nhờ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc.

Tình hình kinh tế tại Trung Quốc

Tình hình kinh tế tại Trung Quốc

Ngoài ra, Trung Quốc là một nước có quan hệ thương mại lớn nhất đối với Việt Nam. Mặc dù rất nhiều người có cái nhìn một chiều khá tiêu cực về Trung Quốc nhưng AzFin sẽ đánh giá khách quan, hiện nay Trung Quốc đang có sáng tối đan xen.

Điểm tối chính là BĐS đang suy giảm. BĐS tại Trung Quốc là một cấu phần khá lớn trong tăng trưởng GDP, thậm chí có giai đoạn BĐS và các lĩnh vực liên quan chiếm đến 30% tăng trưởng GDP Trung Quốc. Do đó việc Trung Quốc dư thừa khoảng 50 triệu căn hộ cho thấy BĐS đang gặp khó khăn.

Tình hình kinh tế tại Trung Quốc

Tình hình kinh tế tại Trung Quốc

Điểm sáng là mảng tiêu dùng và công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng ngày càng lớn mạnh. Việt Nam hiện nay khá giống với Trung Quốc trước đây khi dựa vào nhân lực, xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Còn hiện tại, Trung Quốc đã chuyển dịch dần sang tiêu dùng nội địa làm động lực tăng trưởng. Tức là cơ cấu kinh tế của họ đã thay đổi theo hướng công nghệ và tiêu dùng.

Hiện nay Trung Quốc vẫn đang được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina. Bằng chứng là Trung Quốc đang được mua dầu khí, than từ Nga với mức giá rẻ hơn 50 – 70% giá thị trường. Từ đó giúp cho hàng hóa Trung Quốc có sức mạnh cạnh tranh tốt hơn.

Kinh tế Trung Quốc sáng tối đan xen:

  • Điểm tối: BĐS đang suy giảm (cấu phần đóng góp lớn đến tăng trưởng GDP).
  • Điểm sáng: Tiêu dùng và công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng. Hưởng lợi lớn từ giá dầu, khí, than giá rẻ của Nga.

Tham khảo thêm: Diễn biến giá của các cổ phiếu công nghệ hiện nay

1.3 Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu

Khu vực Châu Âu là khu vực đóng góp GDP lớn thứ ba chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Tuy tăng trưởng kinh tế rất chậm nhưng lạm phát tại Châu Âu lại giảm nhanh hơn Mỹ và có thể trở lại mức bình thường vào cuối năm 2024.

Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu

Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu

Nhìn vào hình ảnh, chúng ta thấy tăng trưởng GDP của khu vực Châu Âu có 0,3% trong quý 01/2024, dự kiến cả năm cũng sẽ rất thấp. Tuy nhiên khó có thể tăng trưởng âm trong giai đoạn này.

Thứ hai, lạm phát của Châu Âu về cơ bản đã về mức thông thường là 2,5% trong 8 tháng gần nhất và từ tháng 02 – 04/2024 đã duy trì dưới mức 2,4%. Mục tiêu lạm phát của khu vực Châu Âu chỉ khoảng 2 – 2,5% đồng nghĩa với việc trong vài tháng nữa có thể hoàn toàn trở về mức bình

Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu

Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu

Khu vực Châu Âu tâng trưởng chậm nhưng lạm phát về mức bình thường:

  • Tăng trưởng kinh tế rất chậm, quanh mức 0,2% và có dấu hiệu ở vùng thấp.
  • Lạm phát đã về mức thông thường khoảng 2,5%.

Tiền tệ dự kiến sẽ được nới lỏng hơn.

Tham khảo thêm: Làm sao để đầu tư tăng trưởng hiệu quả?

1.4 Tình hình chính trị thế giới

Tình hình chính trị thế giới hiện nay vô cùng phức tạp và đây sẽ là một ẩn số rất khó đoán vì thế giới đang có sự chuyển dịch từ đơn cực sang đa cực. Trong đó quân sự Nga đang nổi lên và ảnh hưởng của Nga đối với các nước khác như Châu Phi, Châu Á cũng rất nhiều.

Bên cạnh đó, kinh tế quân sự Trung Quốc cũng đang trỗi dậy và mong muốn đạt được vị thế thống trị của Mỹ trong tương lai. Do đó hỗn loạn xảy ra là điều tất yếu và các cuộc chiến tranh trên thế giới có thể xảy ra nhiều.

Tình hình chính trị thế giới

Tình hình chính trị thế giới

Ngoài ra còn vấn nạn về chiến tranh ủy nhiệm đã tao nên một khung cảnh về chính trị vô cùng phức tạp và khó đoán.

Đánh giá chung về kinh tế và chính trị thế giới là cơ hội và rủi ro đan xen, nguy cơ khủng hoảng sẽ không còn, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn chậm.

Tham khảo thêm: Sự thật về những lời có cánh trên TTCK

2. Tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

2.1 Lãi suất và lạm phát

Đầu tiên về lãi suất theo AzFin đánh giá đang tăng và tiếp tục tăng ở mức thấp. Lãi suất ở Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại.

Về lạm phát để đánh giá tương lai có tăng hay không thì để đánh giá chắc chắn rất khó nhưng xác suất cao trong tương lai, lạm phát sẽ được kiểm soát khá tốt nhờ vào các yếu tố như:

  • Giá xăng dầu khá bình ổn, không tăng cao là một trong những động lực lớn tác động đến lạm phát ở Việt Nam.
  • Một số tác động khác như giá dịch vụ về giáo dục như học phí, về y tế…
Lãi suất và lạm phát

Lãi suất và lạm phát

Theo mục tiêu của Quốc hội đề ra là dưới 4,5%, AzFin dự đoán có thể đạt được mục tiêu. Tuy nhiên với lãi suất và lạm phát hiện nay, có khả năng lãi suất sẽ tăng khoảng 0,5 – 1% đến cuối năm 2024.

Ngoài ra, cầu có thể lớn hơn khi tăng trưởng tín dụng quý 02 bắt đầu nhiều hơn một chút. Từ đó đánh giá về lãi suất và lạm phát ở mức trung lập không tích cực và không quá tiêu cực.

Lạm phát tăng khá cao 4,4% trên cơ sở nền 2023 thấp, tuy vậy khả năng cao sẽ vẫn trong tầm kiểm soát khi giá dầu ổn định và việc kiểm soát của chính phủ tốt.

Lãi suất đã tạo đáy và đi lên nhưng dự báo sẽ không tăng quá 1% và vẫn duy trì ở mức thấp

Trung lập với thị trường chứng khoán.

2.2 Tỷ giá dự trữ ngoại hối

Về yếu tố tỷ giá và dự trữ ngoại hối, AzFin đánh giá yếu tố tỷ giá trong 4 tháng đầu đã vượt qua kỳ vọng, lên đến 4 – 5%. Vậy tương lai yếu tố tỷ giá sẽ như thế nào?

AzFin kỳ vọng yếu tố này có thể kiểm soát tốt hơn so với đầu năm nhờ vào các yếu tố:

  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn FDI là 9,27 tỷ USD từ ngày 01/01/2024 – 20/04/2024, tăng 4,5%. Giải ngân 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%. Nhờ giải ngân, Việt Năm đã tăng nguồn USD lên đáng kể.
  • Kiều hối ăm vừa rồi đạt khoảng 20 tỷ USD, dự báo 2024 vẫn tốt. Lượng kiều hối vào Việt Nam rất nhiều.
  • Xuất siêu của Việt Nam trong 04 tháng đầu năm đạt 8,4 tỷ USD cho thấy nguồn USD vào tương đối rời rạc.
  • Dự trữ ngoại hối tăng không đáng kể cho thấy lượng USD vào Việt Nam nhưng không vào ngân hàng nhà nước.

 

 

Tỷ giá dự trữ ngoại hối

Tỷ giá dự trữ ngoại hối

Tham khảo thêm: Cổ phiếu VEA – Cổ phiếu trả cổ tức tốt nhất TTCK hiện nay

2.3 Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP là một vấn đề quyết định đến những sự hấp dẫn có trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến các cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn.

Trong dài hạn, tăng trưởng GDP theo AzFin đánh giá là sẽ phục hồi một cách từ từ. Minh chứng cho việc đó là tăng trưởng GDP trong quý 01/2024 là 5,6%, so với quý một của các năm trước đã cao hơn nhưng chưa phục hồi lại mạnh.

Động lực giúp tăng trưởng GDP là đầu tư FDI thực hiện đã đạt 6,29 tỷ USD tăng khá mạnh so với năm trước khoảng 7,4% trong vòng gần 4 tháng.

Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP

Tiếp theo là đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 5,9%. Đầu tư công đẩy tăng tốt, còn đầu tư tư nhân hết quý 01/2024 cũng tăng khoảng hơn 4%. Trong đó khoảng gần 60% toàn bộ tổng vốn đầu tư, đầu tư công chiếm 40%. AzFin đánh giá ở mức khá, chưa phải ở mức xuất sắc.

PMI tháng 04 vừa qua đã trở lại trên 50 điểm cho thấy niềm tin vào mua sắm của các doanh nghiệp để có thể thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai tương đối tích cực.

Từ những thông tin trên có thể thấy GDP có cơ hội tăng trưởng tương đối ổn, có khả năng đạt trên 6% trong năm 2024.

Kinh tế trong nước trở lại chậm nhưng tương đối vững chắc.

Tham khảo thêm: Cổ phiếu MWG: Trở lại mạnh mẽ đến triển vọng tương lai

3. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về tình hình kinh tế vĩ mô mà AzFin muốn gửi đến NĐT. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho NĐT trong quá trình đầu tư.

Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì AzFin luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.

Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.

Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin