Lợi nhuận 2022 lập kỷ lục, REE kỳ vọng gì cho 2023 ?

bởi mai minh

Là công ty niêm yết đầu tiên tại Việt Nam, trải qua mọi thăng trầm, biến cố của TTCK, REE ngày càng chứng tỏ chiến lược đúng đắn với hiệu quả kinh doanh cao và vững chắc. 2022 là 1 năm thành công rực rỡ với cổ đông của REE khi LNST thuộc cổ đông đặt mức 2,690 tỷ đồng tăng trưởng 45.01% bất chấp bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn. Để có thể đánh giá kỹ hơn KQKD 2022 cũng như triển vọng 2023 REE sẽ như thế nào chúng ta cùng đi sâu vào phân tích.

1. Tổng quan về KQKD năm 2022 của REE

KQKD năm 2022 của REE tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ hưởng lợi từ hiện tượng La Nina diễn ra mạnh mẽ và kéo dài hơn 20 tháng:

  • Doanh thu năm 2022 đat 9,372 tỷ đồng tăng 61.31% so với 2021 chủ yếu nhờ VSH trở thành công ty con và được hợp nhất doanh thu vào tập đoàn do trong năm 2022 REE đã nâng sở hữu tại VSH lên hơn 52%. Lợi nhuận gộp cũng vì thế tăng tới 86.84%.
  • Trong khi đó việc hợp nhất cũng khiến cho nợ vay của VSH được ghi nhận toàn bộ vào BCTC của REE, điều này làm chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) của REE tăng mạnh làm cho lợi nhuận tài chính âm tới 741 tỷ đồng so với mức âm 241 tỷ của 2021.
  • Biên lợi nhuận gộp ở mức rất cao do VSH có biên lợi nhuận lên đến gần 70%, khi hợp nhất vào REE kéo biên lợi nhuận toàn tập đoàn lên cao, biên lợi nhuận ròng ở mức trung bình là 28.7%, duy trì ổn định qua các năm.

  • Lợi nhuận ròng (thuộc cổ đông) của REE tăng mạnh 45.01%, chủ yếu đến từ tăng trưởng 90.84% của mảng hạ tầng điện (đóng góp chủ yếu từ thủy điện của VSH tăng lợi nhuận tới 226% nhờ hiện tượng La nina kéo dài). Trong khi đó mảng đóng góp lơn thứ 2 là bất động sản lại suy giảm 8.1%, các mảng khác có đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tập đoàn nhưng không đáng kế.

2. Các chỉ số khác của REE

2.1 – Sức khỏe tài chính của REE

Nhìn chung sức khỏe tài chính của REE tốt và đang cải thiện bất chấp nợ vay vẫn tương đối cao do hợp nhất VSH vào kết quả kinh doanh chung.

  • VCSH của REE liên tục tăng nhờ lợi nhuận sau thuế giữ lại tái đầu tư bền vững. Đến cuối năm 2022 đã đạt 15,508 tỷ thuộc cổ đông công ty mẹ.
  • Nợ vay ròng/VCSH của REE đang ở mức 54.8%, an toàn đặc biệt nợ vay chủ yếu tại VSH là doanh nghiệp thủy điện có dòng tiền mạnh và bền vững, tuy vậy với việc lãi suất tăng cao từ cuối năm 2022 thì trong tương lai sẽ khiến chi phí tài chính tăng lên thêm khoảng gần 100 tỷ đồng.
  • Tỷ lệ chiếm dụng vốn có suy giảm còn 81.94%, nhưng phân tích kỹ thì không có rủi ro gì đáng kể.
  • Cổ tức tiền mặt sau 1 năm tạm dừng 2021 để giảm nợ vay thì đến năm 2022 bắt đầu trả 576 tỷ đồng cho cổ đông nhờ dòng tiền kinh doanh và kết quả đầu tư tốt.

2.2 – Dòng tiền REE ngày càng mạnh

  • Dòng tiền từ hoạt động SXKD của REE đạt tới 1,525 tỷ đồng nguyên nhân đến từ kết quả kinh doanh tốt với khấu hao cao.
  • Tiền từ hoạt động đầu tư âm 763 tỷ đồng chủ yếu do REE đầu tư vào gần 40 triệu cổ phiếu VIB với giá trung bình dưới 18.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 1,476 tỷ đồng do trả cổ tức tiền mặt và trả bớt nợ vay, làm cho sức khỏe tài chính REE cải thiện mạnh.

3. REE trong năm 2023 sẽ như thế nào?

Kết quả kinh doanh năm 2023 có thể được quyết định bởi khoản đầu tư tưởng chừng nhỏ như:

  • Lợi nhuận mảng hạ tầng điện đóng góp tới 61.93% lợi nhuận năm 2022 tăng từ mức 47.06% năm 2021, chủ yếu hưởng lợi từ thủy điện tốt nhờ La Nina (mưa nhiều).
  • Năm 2023 REE sẽ không còn được hưởng lợi nhiều từ thủy điện do hiện tượng La Nina (mưa nhiều) cơ bản đã kết thúc từ tháng 1/2023 chuyển sang trạng thái trung lập và đến quý 3 hoặc 4/2023 có thể đến hiện tượng El Nino (hạn hán), do đó AzFin dự báo lợi nhuận mảng điện có thể giảm 15% khiến cho lợi nhuận cổ đông REE bị giảm khoảng 9-10% do tác động này.
  • Mảng BĐS (chủ yếu cho thuê văn phòng) không có thêm diện tích mới, tuy vậy giá cho thuê có thể tăng nhẹ, do đó dự kiến 2023 lợi nhuận có thể tăng 5-10%, đóng góp tăng 1.5-2% lợi nhuận cổ đông REE.
  • Mảng Nước sẽ có sự tăng trưởng lợi nhuận tốt nhờ giá nước năm 2023 tăng 6% tại thành phố HCM và kinh tế trở lại, doanh nghiệp sẽ tăng tiêu thụ nước cũng khiến lợi nhuận tăng (giá bán nước cho doanh nghiệp cao hơn hộ gia đình). Điều này giúp cho lợi nhuận mảng nước đóng góp tích cực cho KQKD của REE.
  • Mảng cơ điện lạnh sẽ đóng góp không đáng kể.
  • Ẩn số nằm ở khoản đầu tư gần 40tr cổ phiếu VIB với giá dưới 18,000đ (đã điều chỉnh nhận 1,000đ cổ tức đầu năm 2023).
  • P/E2023 = 10 lần cao hơn trung bình 8 lần; P/B = 1.7 lần cao hơn trung bình 1.25 lần trong quá khứ

==> Kết quả kinh doanh các mảng cốt lõi của REE năm 2023 có thể suy giảm khoảng 5-10% so với năm 2022, tuy vậy kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc nhiều vào khoản đầu tư VIB như thế nào.

4. Kết luận

REE là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tiện ích như điện, nước và cho thuê văn phòng rất bền vững.

Tập đoạn này sở hữu tài sản ẩn (đặc biệt là bất động sản) có giá trị cao thậm chí cao gấp 2-3 lần so với vốn chủ sở hữu.

Sau 1 năm kinh doanh thành công vượt mong đợi thì 2023 dự báo sẽ khó tăng trưởng thậm chí giảm lợi nhuận.

REE phù hợp với việc mua tích sản nhỏ trong nhưng giai đoạn giá cổ phiếu giảm sâu hoặc đi ngang, không kỳ vọng REE sẽ mang lại lợi nhuận cao cho cổ đông như năm 2022.

Xem thêm: REE – Ông vua đầu tư tài chính

________

Xem thêm các dịch vụ khác của AzFin: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin