Mục lục bài viết
KQKD Quý 4 FPT tăng trường 30% YoY
CTCP FPT (FPT) công bố KQKD năm 2020 sơ bộ với doanh thu đạt 29,8 nghìn tỷ đồng (+8% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+13% YoY). KQKD năm 2020 chủ yếu đến từ 3 mảng kinh doanh cốt lõi của FPT: Xuất khẩu Phần mềm (XKPM), Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục.

LNST sau lợi ích CĐTS tăng 30% YoY trong quý 4/2020 so với mức 7% YoY trong 9 tháng năm 2020, như các bản tin trước đã công bố, AzFin cho rằng diễn biến này một phần đến từ tăng trưởng doanh thu mảng XKPM tăng tốc và mức cơ sở lợi nhuận thấp trong quý 4/2019. Năm 2019, biên LNTT mảng XKPM giảm trong quý 4 do sự phân bổ không đồng đều của chi phí thưởng cho nhân viên CNTT giữa các quý, trường hợp này không lặp lại trong năm 2020.
Mảng Xuất khẩu phần mềm: quy mô tăng trưởng trở lại mạnh mẽ sau dích
2020, Doanh thu +11%, LNTT +14% YoY khi đóng góp lớn hơn của dịch vụ Chuyển đổi số (DX) thúc đẩy biên lợi nhuận trong khi tăng trưởng doanh thu quý 4 cải thiện so với quý trước (QoQ). Doanh thu mảng DX tăng mạnh 31% YoY trong năm 2020, chiếm 27% tổng doanh thu mảng XKPM so với mức 23% trong năm 2019. Nhờ đóng góp lớn hơn của mảng DX và năng suất lao động cao hơn, biên LNTT của mảng XKPM tăng 50 điểm cơ bản YoY đạt 16,4% trong năm 2020. LNTT mảng XKPM cũng đóng góp lớn thứ hai trong cơ cấu với 39%.
Ngoài ra, giá trị hợp đồng ký mới tăng 23% YoY, đạt 13,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2020. Đáng chú ý, số lượng hợp động có giá trị từ 1 triệu USD và số khách hàng có giá trị từ 500.000 USD trở lên của FPT cũng tăng lần lượt 38% YoY và 19% YoY trong năm 2020.
Dịch vụ Viễn thông: Tiếp tục tăng trưởng quy mô ra vùng ven
- Doanh thu +11%, LNTT +22% YoY nhờ thuê bao băng thông rộng và Pay TV tăng trưởng 2 chữ số cùng với biên lợi nhuận gia tăng. Trong năm 2020, doanh thu băng thông rộng tăng 11% YoY nhờ tổng lượng thuê bao tăng trưởng trong khoảng 10%-13%, bù đắp cho mức giảm ở doanh thu trung bình từng thuê bao (ARPU) khi FPT tiếp tục mở rộng sang các tỉnh thành cấp 2 và cấp 3. Biên LNTT mảng Viễn thông tăng đạt 16,7% trong năm 2020 so với mức 15,2% trong năm 2019, nhờ các nỗ lực tiết kiệm chi phí của FPT – bao gồm chi phí marketing thấp hơn – bên cạnh khoản lợi nhuận nhỏ từ mảng Pay TV (so với lỗ ròng trong năm 2019), được hỗ trợ từ lợi thế kinh tế về quy mô (tăng trưởng doanh thu Pay TV khoảng 30% trong năm 2020).
Mảng Giáo dục: tiếp tục tăng trưởng ổn định
Trong 2020, FPT Education ghi nhận tổng số lượng sinh viên tăng 30% YoY đạt 52.000 người, hỗ trợ doanh thu mảng Giáo dục tăng 22% đạt 2,1 nghìn tỷ đồng.
Quan điểm AzFin: FPT Định giá không rẻ trong ngắn hạn, chờ đón tăng trưởng và định giá lại
Với kQKD 2020 mới ra, tại giá 64k, FPT đang được giao dịch với PE trailing 12 tháng ở mức 14,7 lần so với mức trung bình nhiều năm ở quanh ngưỡng 10-12 lần. PE forward 2021 ở nức 12,3 và rõ ràng giá cổ phiếu đang chạy trước định giá một đoạn.
FPT có thể được định giá lại nhờ (1) định hướng chuyển sang công ty phần mềm, với động lực từ chuyển đổi số, và (2) gia nhập thị trường mới nổi khiến dòng tiền vào các Bluechip mạnh mẽ hơn, đặc biệt là quỹ ETF VNDiamond.
AzFin tin rằng định giá FPT xứng đáng ở mức PE 15 lần cho 2021 (PE của các công ty phần mềm gia công của Ấn Độ khoảng 25-27 lần). Và theo đó, mức định giá phù hợp cho FPT ở góc độ thận trọng là 81k/ cp (+28% so với mức 63k hiện tại), và mức định giá này khá chắc chắn.
————
Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Website: https://azfin.vn/
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam : https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
————