Mục lục bài viết
Trong đầu tư, có lẽ một trong những thuật ngữ mà các nhà đầu tư mới hay được nghe nhất là “EPS”. Vậy EPS là gì?
EPS viết tắt của cụm từ Earning Per Share, có nghĩa là lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Thuật ngữ EPS mô tả phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phân bổ cho một cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường. Lợi nhuận trên cổ phần là thước đo khả năng sinh lời và tiềm năng của mã chứng khoán đó.
XEM THÊM: Chỉ số P/E trong đầu tư là gì? Tất tần tật về chỉ số P/E
2. Phân loại EPS
Chỉ số EPS thường là bình quân của số cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. EPS thường được báo cáo theo 2 cách: Lợi nhuận cơ bản trên cổ phần và lợi nhuận trên cổ phần pha loãng.
- Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu: Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường
- Lợi nhuận trên cổ phần pha loãng: Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS pha loãng sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thưởng, cổ phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay ESOP. Chỉ số Diluted EPS được sử dụng để hạn chế các rủi ro khi doanh nghiệp xảy ra các biến cố, đánh giá giá trị thực tế của mã chứng khoán.
3. Công thức tính EPS cơ bản
Công thức tính EPS pha loãng
Ví dụ 1: MWG cuối năm 2021
Ngày 31/12/2021 số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân là 710.319.805 cổ. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty (thường sẽ là dòng cuối của Báo cáo kết quả kinh doanh) là 4.898.869.278.220. Như vậy EPS cơ bản của MWG = 4.898.869.278.220/ 710.319.805 = 6.897 đồng.
Ví dụ 2: Công ty A, năm 2020 kiếm được 100 tỷ lợi nhuận sau thuế. Giả sử không có cổ đông không kiểm soát và số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành trong năm không đổi là 100 cổ. Như vậy EPS cơ bản của cổ phiếu = 100 tỷ/ 100 = 1 tỷ (nghĩa là trên mỗi cổ phiếu sẽ có 1 tỷ lợi nhuận). Giả sử toàn bộ lợi nhuận đều là tiền mặt và công ty trả hết cho cổ đông, tức người nào nắm 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1 tỷ cổ tức, người nào nắm 3 cổ phiếu sẽ nhận được 3 tỷ cổ tức.
– Giả sử công ty trong 2020 sẽ được chuyển đổi thêm 100 cổ nữa. Lúc này sẽ có EPS pha loãng = 100 tỷ/ (100 + 100) = 0.5 tỷ.
TÌM HIỂU THÊM: Tỷ giá là gì? Vai trò của tỷ giá trên thị trường chứng khoán
4. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số EPS
EPS (Earnings per Share) là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính và nhà đầu tư cần hiểu rõ ưu nhược điểm khi tính toán EPS.
4.1 Ưu điểm của chỉ số EPS
EPS phản ánh thực tế về hoạt động kinh doanh và tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
EPS đo lường hiệu quả so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành khác nhau trên thị trường chứng khoán.
EPS là một yếu tố quan trọng để đo lường các chỉ số khác như ROE (Return on Equity) và P/E (Price-to-Earnings).
4.2 Hạn chế của chỉ số EPS
Nếu EPS là âm, công thức P/E (Price-to-Earnings) không còn có ý nghĩa. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần sử dụng các công cụ hoặc chỉ số khác để đánh giá.
Các doanh nghiệp theo chu kỳ hoặc có hoạt động mua bán tài sản có thể có biến động mạnh, ảnh hưởng đến chỉ số EPS.
Khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, ESOP (Employee Stock Ownership Plan) hoặc cổ phiếu, chỉ số EPS chắc chắn sẽ giảm. Nhà đầu tư cần đọc kỹ báo cáo tài chính để hiểu về diễn biến thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.
Một điểm cần lưu ý là một số doanh nghiệp có thể sử dụng số liệu không chính xác để tăng EPS, chẳng hạn bằng cách tăng giá trị các khoản phải thu và hàng tồn kho. Do đó, cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác để đánh giá toàn diện.
5. Ý nghĩa của chỉ số EPS
– Chỉ số EPS được sử dụng nhiều nhất trong định giá cổ phiếu. Chỉ số định giá P/E = Giá mỗi cổ phiếu / EPS
Ví dụ: Công ty B có EPS = 10, Giá cổ phiếu là 50. Lúc này chỉ số P/E = 50/10 = 5.
– Bên cạnh đấy còn để nhìn sự tăng trưởng thực tế của lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được
Ví dụ: Vẫn là công ty A ở trên. Năm 2020 có 100 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành, lợi nhuận 100 tỷ thì EPS = 1 tỷ. Năm 2021, lợi nhuận công ty tăng lên 200 tỷ. Rõ ràng nhìn mức tăng trưởng lợi nhuận là 100%. Nhưng liệu có phải mỗi cổ đông cầm cổ phiếu đều có mức tăng tương ứng như thế này?
Nếu số lượng cổ phiếu năm 2021 vẫn giữ nguyên là 100 cổ thì đúng, nhưng nếu đầu năm 2021 công ty A phát hành thêm 100 cổ để đi huy động vốn thì rõ ràng lợi nhuận sau thuế tăng lên gấp đôi nhưng số cổ phiếu phổ thông lưu hành cũng tăng lên gấp đôi. Vì thế, EPS trên mỗi cổ phiếu sẽ giữ nguyên.
EPS thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả và khả thi khi đầu tư 1 cổ phiếu nào đó. Cụ thể, ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần như sau:
- EPS phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại như thế nào, đang lãi hay lỗ, mức lãi là bao nhiêu? Từ đó, nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư mã chứng khoán này hay không?
- Chỉ số EPS dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng 1 lĩnh vực để chọn mã cổ phiếu tiềm năng nhất.
- Giá trị EPS còn được sử dụng để tính toán các chỉ số tài chính quan trọng khác như: P/E hay ROE để định giá cổ phiếu.
XEM NGAY: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
6. Giá trị EPS bao nhiêu là tốt?
Giá trị của EPS được sử dụng để đánh giá tiềm năng của mã chứng khoán trên thị trường. Vậy EPS bao nhiêu là tốt? Giá trị EPS cao hay thấp thì tốt?
Chắc hẳn nhà đầu tư chứng khoán đã từng nghe qua: Giá trị ROE lớn hơn 15% trong 3 năm liên tục và chỉ số tiếp tục tăng là tốt. Đây là tín hiệu mừng.
Tương tự như ROE, chỉ số EPS lớn hơn 1500 đồng cũng được đánh giá là chỉ số tốt, hoặc tối thiểu EPS phải đạt là 1000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, chỉ số EPS cần duy trì mức cao hơn 1500 đồng trong nhiều năm và có xu hướng tăng.
Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư cũng cần kết hợp với các chỉ số chứng khoán khác để đánh giá mức độ đáng tin cậy của EPS.
Bên cạnh đó cần lưu ý, giá trị EPS cao hay thấp thì tốt còn phụ thuộc vào ngành. Nhà đầu tư cần so sánh với giá trị trung bình của ngành và so sánh với các doanh nghiệp khác.
Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu chỉ số eps là gì và cách áp dụng trong đầu tư chứng khoán. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi liên quan hay comment bên dưới, đội ngũ AzFin sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/
******************************
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/