ACV: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh

bởi Công Thành Bùi

ACV là doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo, nòng cốt trong lĩnh vực quản lý khai thác và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa.

Chúng tôi cho rằng ACV là một cổ phiếu đáng để tích sản trong dài hạn với triển vọng ngành tươi sáng, doanh nghiệp có vị thế hàng đầu ngành này. Vì sao lại tích sản cổ phiếu này? Hãy cùng AzFin tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Tổng quan ngành hàng không và triển vọng trong tương lai

1.1 – Tổng quan ngành sau dịch Covid

                                              Xu hướng vận chuyển gia tăng sau dịch (Nguồn: wichart)

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tình hình thị trường hàng không 6 tháng đầu năm. Theo đó, hành khách qua cảng hàng không đạt 23,3 triệu lượt, tăng 74% so cùng kỳ 2021, trong đó thị trường nội địa đạt 20,8 triệu lượt, tăng 58,4% so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, ghi nhận khách quốc tế qua cảng hàng không tăng gần 905% so với năm trước

Xu hướng tăng này đến từ các chương trình thí điểm du lịch của chính phủ để đón khách quốc tế đến Phú Quốc, Quảng Ninh, Hội An, Nha Trang, Đà Nẵng.

=>>> Tình trạng mở cửa trở lại sau dịch khả quan, dịch bệnh gần như được kiểm soát, chúng tôi cho rằng lượng hành khách hàng không có thể trở lại thời điểm trước dịch Covid diễn ra  vào năm 2025.

Xem Thêm: Sản lượng tiêu thụ thép Hòa Phát 9 tháng đầu năm

1.2 – Triển vọng ngành trong tương lai

– Nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các sân bay trọng điểm để giải quyết tình trạng thiếu hụt công suất

                                                     Nhà ga số 3 Tây Sơn Nhất dự kiến hoàn thành trong quý 3.2022

nhà ga số 3 sân bay Tân Sơn Nhất (TIA) sắp được khởi công xây dựng vào ngày tháng 12/21 với công suất được thiết kế để đón 20 triệu lượt khách/năm (+67% công suất thiết kế của TIA trên tổng số 50 triệu lượt khách/năm) và dự kiến sẽ giúp giảm bớt tình trạng quá tải tại nhà ga cũ với tổng vốn 10.990 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào quý 3/2022.

Nhà ga số 2 của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (NIA) từ 10 triệu lên 15  triệu khách/năm (nâng tổng công suất thiết kế của NIA từ 25 triệu khách/năm lên 30 triệu khách/năm) tổng mức đầu tư là 4.983 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2022

– Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động năm 2025

                                                     Lộ trình triển khai dự án sân bay Long Thành, (nguồn: VNDS)

Cảng hàng không quốc tế Long Thành (LTIA) chính thức được giao cho ACV làm chủ đầu tư vào tháng 11/20. Tổng vốn đầu tư của LTIA khoảng 15 tỷ USD với tổng công suất 100 triệu khách. Dự án bao gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có thể phục vụ 25 triệu khách với chi phí đầu tư 4,3 tỷ USD (99.000 tỷ đồng)

LTIA sẽ là động lực tăng trưởng của ngành hàng không từ năm 2025 trở đi. LTIA được định vị để trở thành một trung tâm trung chuyển mới ở Đông Nam Á, cạnh tranh với các trung tâm khác trong khu vực như Sân bay Changi của Singapore, Sânbay Suvarnabhumi của Bangkok và Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Sau khi giai đoạn 3 của LTIA hoàn thành, LTIA sẽ đảm nhiệm 80% lượng hành khách quốc tế và 20% lượng hành khách nội địa đi và đến TP.HCM, theo quy hoạch tổng thể của Cục Hàng không Việt Nam (CAAV), tầm nhìn đến năm 2050

– Phương án huy động vốn tư nhân cho hạ tầng hàng không năm 2021 – 2030

=>>> Việc này sẽ mở ra Cơ hội cho các nhà đầu tư tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng sân bay.

Đọc Thêm: Chuyên gia: ‘Phụ thuộc tín dụng ngân hàng khiến doanh nghiệp như đi trên một chân’

2. Vì sao nên tích sản cổ phiếu ACV

2.1 – Tình hình chung của ngành

  • ACV là doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực cảng hàng không tại Việt Nam với việc độc quyền khai thác 22/23 cảng hàng không tại Việt Nam

Trong số 22 sân bay, Nội bài và Tân Sơn nhất là hai sân bay có hiệu quả khai thác nhất thế giới nhờ: Khoảng cách hợp lý khai thác hiệu quả, lưu lượng giao thương đi lại dày đặc.

ACV đấu thầu thành công dự án sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai là “Long Thành”

  • Doanh nghiệp gần như độc quyền do đặc thù ngành 

Rào cản ra nhập ngành quá lớn từ vốn, giấy phép ….

Ngành còn liên quan nhiều đến an ninh – quốc phòng nên được những chính sách bảo vệ đặc biệt: 

  • Doanh nghiệp sở hữu các tài sản ngầm có giá trị và tiềm năng tăng giá lớn (BĐS, mặt bằng có giá trị…)
  • Cổ đông lớn là Bộ Giao thông vận tải (sở hữu đến 95,41%). Đây là bộ chủ quản của lĩnh vực vận tải hàng không, do đó doanh nghiệp có lợi thế về giấy phép, đấu thầu,…

2.2 – Tình hình tài chính ổn định, lành mạnh

Chỉ số tài chính cổ phiếu ACV
                                                                         Chỉ số tài chính cổ phiếu ACV
  • Chất lượng tài sản tốt Với khoảng 60% TTS nằm ở tiền gửi ngân hàng nhằm duy trì cho vốn lưu động và hoạt động đầu tư mở rộng, ước tính mỗi năm khoản tiền gửi này có thể tạo ra gần 2000 tỷ doanh thu tài chính cho ACV.
  • Tỷ lệ nợ vay/VCSH vay tuy chiếm khoảng 40% nhưng không tạo ra nhiều áp lực vốn do đại đa phần là vốn ODA từ Nhật Bản với lãi suất rất thấp (khoảng 0.2%/năm). Ngoài ra với việc đồng Yen mất giá từ 15-16% từ đầu năm đến nay, áp lực trả nợ doanh nghiệp ngày càng thấp.

Tìm Hiểu Thêm: Cổ phiếu ngân hàng sẽ thế nào khi tiền không còn rẻ?

Mặc dù tỷ lệ chiếm dụng vốn giảm dần do dịch, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao

  • Cổ tức bằng tiền mặt đều đặn
Truớc khi xảy ra dịch bệnh, ACV luôn duy trì trả cổ tức đều đặn
                                         Truớc khi xảy ra dịch bệnh, doanh nghiệp luôn duy trì trả cổ tức đều đặn.

3. Cập nhật KQKD 2021 và Quý 1/2022

3.1 – KQKD năm 2021 của ACV

Doanh thu, LNR và ROE của ACV đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh
                                               Doanh thu, LNR và ROE của ACV đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh

Ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu đạt 4.752 tỷ ( -38,8 % so với năm 2021 và -74,1% so với năm 2019) LNST đạt 790 tỷ ( -52,1% so 2020 và -90,4% so năm 2019).

Nguyên nhân chủ yếu đến từ diễn biến dịch bệnh Covid phức tạp và kéo dài, đỉnh điểm là làn sóng thứ 4 khiến Chính phủ phải triển khai biện pháp cứng rắn như giãn cách xã hội trong thời gian dài, hoạt động hàng không gần như bị tê liệt hoàn toàn, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành hàng không nói chung và ACV nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề.

3.2 – KQKD Quý I/2022 của ACV

                                                                        Doanh thu được cải thiện trong Q1/2021

Tình hình dẫn khả quan trở lại với sự trợ giúp từ vaccine và tốc độ tiêm phòng nhanh chóng khiến hoạt động kinh doanh ACV mặc dù chưa đạt mức trước dịch. Ghi nhận mức phục hồi tương đối khả quan, doanh thu và lợi nhuận của ACV lần lượt đạt 2.108 tỷ ( +10,8 % yoy) và 874,7 tỷ ( + 1,27% yoy).

Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của ACV sẽ được đẩy mạnh hơn vào quý 3, 4 bởi (1) nhu cầu du lịch trong nước tăng cao trong thờ điểm “mùa du lịch”; (2) Du khách quốc tế gia tăng khi Chính phủ Trung Quốc dần có quan điểm cởi mở hơn về dịch bệnh và (3) Chính sách hỗ trợ ngành hàng không từ nhà nước.

XEM THÊM: CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) – Doanh nghiệp đầy tiềm năng!

4. ACV: Câu chuyện và rủi ro

4.1 – Câu chuyện ACV hấp dẫn trong tương lai

– ACV thu phí nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không của ACV theo quy định mới do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất. Các nhà cung cấp dịch vụ hàng không tại các sân bay của ACV sẽ trả phí nhượng quyền được tính theo phần trăm doanh thu (không bao gồm thuế GTGT) đối với các công ty cung cấp dịch vụ hàng không còn lại. => động lực tăng trưởng lợi nhuận công ty

Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA) Giai đoạn 1 đang đúng tiến độ để hoạt động trong năm 2025. Doanh nghiệp dự kiến sẽ chọn nhà thầu xây dựng vào tháng 10/2022 và khởi công vào quý 4/2022. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu hoàn thành LTA Giai đoạn 1 vào ngày 02/09/2025 – phù hợp với yêu cầu từ Chính phủ

– Nhà ga hành khách thứ 3 (T3) của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) đang chờ Bộ Quốc phòng bàn giao đất. ACV chia sẻ rằng công ty đã hoàn tất các thủ tục đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho dự án T3. Tuy nhiên, ACV đang chờ Bộ Quốc phòng phê duyệt bàn giao đất để khởi công xây dựng nhà ga T3. Ban lãnh đạo dự kiến hoàn thành xây dựng trong khoảng 24 tháng

– Câu chuyện chuyển sàn: Doanh nghiệp có kế hoạch chuyển sang sàn HoSE trong tương lai.

4.2 – Rủi ro đối với doanh nghiệp ACV

  • Định giá P/E và P/B cao
  • Doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn, tuy nhiên lượng cổ tức tiền mặt thấp

Mặc dù lợi thế độc quyền lớn với sở hữu nhà nước tới 95%. Tuy nhiên đó cũng là điểm trừ lớn của ACV khi ông Nguyễn Nguyên Hùng – Nguyên CTHDQT ACV đại diện cho 54% vốn của Bộ GTVT tại ACV về hưu nhường chỗ cho ông Lại Xuân Thanh kể từ 2017, chính sự chồng chéo quản lý của nhà nước và tính nhiệm kỳ sẽ khó khăn cho ACV phát triển mạnh mẽ và hiệu quả vượt trội.

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Bài viết này được viết và phát hành bởi Khối Chuyên môn & Tư vấn Đầu tư – CTCP AzFin Việt Nam. Thông tin trình bày trong bài viết dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố.  AzFin không chịu trách nhiệm về độ chính xác hay đầy đủ của những thông tin này. 

Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của AzFin và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.  Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng của CTCP AzFin Việt Nam tham khảo và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong bài viết này. AzFin không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của bài viết dưới mọi hình thức

————

Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:

🌎 Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/

🌎 Fanpage AzFin Việt Nam : https://www.facebook.com/AzFinVietNam

📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam

————

Bài viết liên quan

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin