Mục lục bài viết
Để đánh giá được tiềm năng tăng trưởng của TTCK năm 2025, chúng ta cần xem xét các yếu tố vĩ mô đóng vai trò quan trọng như GDP, lạm phát, chính sách tiền tệ, tỷ giá… Những yếu tố này đều gây ra tác động lớn đến thị trường. Bài viết sẽ phân tích chi tiết các yếu tố trên để nhà đầu tư có thể hiểu hơn về bối cảnh vĩ mô năm 2025.
1. Yếu tố vĩ mô: GDP và triển vọng kinh tế
1.1 Yếu tố vĩ mô GPD Việt Nam giai đoạn gần đây
Trong vòng 10 năm qua, GDP Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng tương đối ổn định, dao động khoảng 6 – 7%/năm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2023 – 2024, do tác động của các yếu tố vĩ mô và tình hình kinh tế toàn cầu khiến cho tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu bị chững lại.
Tham khảo thêm: GDP là gì? Cách tính và ý nghĩa của GDP trên thị trường chứng khoán
1.2 Dự báo tăng trưởng GDP năm 2025
AzFin cho rằng tăng trưởng GDP năm 2025 có thể cao hơn so với năm 2024, dựa vào các yếu tố tích cực như:
- Chính sách kích thích kinh tế của chính phủ như hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào đầu tư công và liên tục kích cầu tiêu dùng.
- Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được duy trì ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp hỗ trợ.
- Xuất khẩu được kỳ vọng sẽ phục hồi tốt nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và sự cải thiện của các chuỗi cung ưng toàn cầu.
- Lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức độ thấp, giúp môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Yếu tố vĩ mô: GDP và triển vọng kinh tế
1.3 Tác động của tăng trưởng GDP đến TTCK
Nếu GDP tăng trưởng mạnh, thu nhập doanh nghiệp sẽ được cải tiện, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đã niêm yết cũng sẽ được đẩy mạnh.
Đồng thời, niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế thị trường sẽ gia tăng, giúp TTCK trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư mới.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, dòng tiền đầu tư vào chứng khoán có thể được tăng lên, giúp thị trường có cơ hội bứt phá.
Một số nhóm ngành được hưởng lợi lớn từ sự tăng trưởng GDP như:
- Ngân hàng: Dư nợ tín dụng tăng, lợi nhuận được cải thiện.
- Đầu tư công: Các dự án, cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh.
- Xuất khẩu – Công nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Nhìn chung, GDP năm 2025 được kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn năm 2024, nhờ chính sách kích thích kinh tế, dòng vốn FDI ổn định và sự phục hồi xuất khẩu. Đây là một dấu hiệu tích cực, có thể hỗ trợ đà tăng của TTCK.
Tham khảo thêm: Vốn FDI là gì? Tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
2. Lạm phát và chính sách tiền tệ
2.1 Lạm phát năm 2024 và xu hướng năm 2025
Trong năm 2024, lạm phát đã được duy trì ở mức trung bình từ 3,5 -3,7%. thấp hơn so với nhiều giai đọa trước.
Vậy nên, năm 2025 lạm phát có khả năng sẽ nhích nhẹ lên nhưng vẫn nằm trong mức kiểm soát, không quá đáng lo ngại.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát gồm giá hàng hóa thế giới, tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước (NHNN).

Lạm phát và chính sách tiền tệ
2.2 Chính sách tiền tệ và các tác động đến thị trường
Ngân hàng nhà nước có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát tình trạng lạm phát. Do vậy, lãi suất có lẽ cũng sẽ không biến động quá mạnh, tạo điều kiện cho dòng tiền tiếp tục lưu thông trong nền kinh tế.
Nếu nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi tốt, có khả năng NHNN sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Tỷ giá hối đoái sẽ chịu ảnh hưởng từ dòng vốn đầu tư quốc tế, nhưng khả năng biến động mạnh không lớn.
2.3 Tác động đến thị trường chứng khoán
Nếu lạm phát được kiểm soát tốt, dòng tiền sẽ tiếp tục chảy vào TTCK thay vì bị hút vào các kênh tài chính khác như vàng hay bất động sản.
Mặt khác, nếu lãi suất ổn định hơn sẽ giúp TTCK hấp dẫn hơn, do mức chi phí vốn thấp, lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện.
Một số nhóm ngành có thể được hưởng lợi:
- Ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay giảm, tín dụng có khả năng sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
- Bất động sản: Được hưởng lợi từ chi phí vay vốn thấp.
- Chứng khoán: Dòng tiền vào thị trường tăng, doanh thu của nhóm môi giới sẽ được cải thiện.
Lạm phát năm 2025 có thể sẽ tăng nhẹ nhưng nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát. Chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt hơn để có thể hỗ trợ tăng trưởng nhưng vẫn giữ ổn định thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp TTCK duy trì được sức hấp dẫn trong năm tới.
Tham khảo thêm: Vốn FDI là gì? Tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
3. Tỷ giá, dự trữ ngoại hối và dòng tiền quốc tế
3.1 Xu hướng tỷ giá năm 2024 và dự báo năm 2025
Trong năm 2024, tỷ giá VND/USD có thời điểm phải chịu áp lực, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn giữ được mức ổn định nhờ vào nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối và FDI.
Đến năm 2025, tỷ giá có khả năng sẽ biến động nhẹ, điều này phụ thuộc vào:
- Dòng vốn FDI và xuất khẩu: Nếu dòng vốn này tiếp tục tăng trưởng ổn định, áp lực mất giá của VND sẽ không lớn.
- Chính sách của NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát thị trường để có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
- Xu hướng của đồng USD trên thế giới: Nếu USD tăng giá mạnh do chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), điều này cỏ thể gây ra áp lực lên tỷ giá tại Việt Nam.
3.2 Dự trữ ngoại hối và tác động đến nền kinh tế
Năm 2024, dự trữ ngoại hối của Việt Nam duy trì ở mức ổn định, nhưng vẫn chưa đạt mức cao so với giai đoạn trước.
Năm 2025, nếu dòng vốn FDI và kiều hối tiếp tục đổ vào, dự trữ ngoại hối có thể tăng, giúp ổn định tỷ giá và tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ linh hoạt hơn.

Tỷ giá, dự trữ ngoại hối và dòng tiền quốc tế
3.3 Tác động đến thị trường chứng khoán
Tỷ giá ổn định giúp các doanh nghiệp nhập khẩu duy trì lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ nhóm doanh nghiệp có vốn vay bằng ngoại tệ.
Doanh nghiệp xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng nếu đồng VND mạnh lên, do giá trị hàng hóa xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn.
Dòng vốn ngoại: Nếu tỷ giá biến động mạnh, có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của khối ngoại. Một tỷ giá ổn định sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn này quay lại thị trường.
Nhìn chung, tỷ giá năm 2025 có thể biến động nhẹ, phụ thuộc vào dòng vốn FDI, xuất khẩu và chính sách điều hành của NHNN. Dự trữ ngoại hối có xu hướng ổn định, giúp tạo nền tảng cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
4. Đánh giá tác động của dòng vốn ngoại
4.1 Tình hình dòng vốn ngoại trong năm 2024
Trong năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự bán ròng mạnh mẽ từ khối ngoại, đặc biệt là trong giai đoạn giữa và cuối năm.
Nguyên nhân chính bao gồm:
– Sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác trên thế giới, đặc biệt là khi các thị trường phát triển có mức lãi suất hấp dẫn hơn.
– Tâm lý thận trọng trước diễn biến kinh tế toàn cầu, khiến dòng vốn nước ngoài có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi.
– Những biến động trong tỷ giá và chính sách tiền tệ, khiến nhà đầu tư nước ngoài e ngại về sự ổn định của thị trường Việt Nam.
4.2 Dự báo xu hướng dòng vốn ngoại năm 2025
Năm 2025, dòng vốn ngoại có thể có sự thay đổi tích cực nếu:
– Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện các chính sách mở cửa, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
– Tỷ giá ổn định, giúp nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam.
– Các chỉ số vĩ mô cải thiện, đặc biệt là tăng trưởng GDP, lạm phát được kiểm soát tốt và lãi suất không tăng quá cao.
Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố rủi ro cần theo dõi, như:
– Chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và biến động đồng USD.
– Xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi để đầu tư vào các khu vực an toàn hơn.

Đánh giá tác động của dòng vốn ngoại
4.3 Tác động đến thị trường chứng khoán
Nếu dòng vốn ngoại quay lại mua ròng, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi lớn, giúp nâng cao thanh khoản và hỗ trợ đà tăng của các cổ phiếu blue-chip.
Nếu khối ngoại tiếp tục bán ròng, thị trường có thể chịu áp lực, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự tham gia mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư trong nước có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc giữ vững đà tăng trưởng của thị trường nếu dòng vốn ngoại chưa có sự cải thiện mạnh.
Dòng vốn ngoại tiếp tục là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025. Nếu khối ngoại quay lại mua ròng, thị trường có thể tăng trưởng mạnh. Ngược lại, nếu bán ròng tiếp tục, nhà đầu tư nội địa sẽ cần đóng vai trò chính trong việc duy trì thanh khoản và xu hướng thị trường.
Tham khảo thêm: FED là gì? Tác động của FED đến thị trường chứng khoán Việt Nam
5. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ nội dung AzFin muốn gửi đến NĐT. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho NĐT trong quá trình đầu tư.
Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì AzFin luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 0977522860
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/@azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: Group Đầu tư Giá trị
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu: https://tichsancophieu.vn/
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/