Mục lục bài viết
Cổ phiếu đang niêm yết là 1 khái niệm cơ bản trong hoạt động đầu tư cổ phiếu nhưng lại rất hay bị lầm lẫn với các khái niệm khác như cổ phiếu đang lưu hành. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm này.
1. Khái niệm về cổ phiếu đang niêm yết
Cổ phiếu đang niêm yết: Lượng cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu niêm yết đã được các sàn chứng khoán kiểm định khắt khe và đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để được phép giao dịch.
Dựa vào khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và khối lượng cổ phiếu niêm yết mà các nhà đầu tư có thể thấy được tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp. Những số liệu về cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu lưu hành được đánh giá và xem xét, từ đó các nhà đầu tư có thể nắm được xu hướng tâm lý của các nhà đầu tư đối với mã cổ phiếu của 1 doanh nghiệp bất kỳ.
Bài toán:
– Năm 2020, có 1 công ty A phát hành thành công 100 triệu cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường), trong đó: 90 triệu cổ phiếu là được giao dịch trên TTCK, 10 triệu cổ phiếu còn lại là cổ phiếu thưởng cho ban lãnh đạo (số cổ phiếu này chưa được giao dịch cho đến năm 2022)
– Năm 2021, công ty mua vào 2 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ và thưởng cho ban lãnh đạo thêm 1 triệu cổ phiếu thưởng (số cổ phiếu này chưa được giao dịch cho đến năm 2022)
Hỏi số “cổ phiếu đang lưu hành” và “cổ phiếu đang niêm yết” năm 2020, 2021, 2022 là bao nhiêu?
Lời giải:
– Năm 2020:
Số cp đang lưu hành = 100 triệu
Số cp đang niêm yết = 100 triệu – 10 triệu = 90 triệu
– Năm 2021:
Số cp đang lưu hành = 100 triệu – 2 triệu + 1 triệu = 99 triệu
Số cp đang niêm yết = 99 triệu – 10 triệu – 1 triệu = 88 triệu
– Năm 2022:
Số cp đang lưu hành = 99 triệu
Số cp đang niêm yết = 88 triệu + 10 triệu + 1 triệu = 99 triệu (Lúc này 11 triệu cổ phiếu thưởng cho ban lãnh đạo đã có thể giao dịch)
Ví dụ MWG ngày 07/07/2022

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của MWG là hơn 1 tỷ 464 triệu cổ phiếu , nhưng số lượng cổ phiếu niêm yết chỉ là hơn 475 triệu cổ. Tức phần còn lại gần 1 tỷ cổ là các phần chưa giao dịch được như: Cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu chưa về hoặc các khoản ESOP cho lãnh đạo đang bị kiểm soát chưa được giao dịch.
XEM THÊM: Thị trường Chứng khoán (TTCK) là gì? Cách vận hành của Thị trường Tài chính
2. Mục tiêu của việc niêm yết cổ phiếu thành Cổ phiếu niêm yết
- Để thiết lập quan hệ hợp đồng giữa tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết và Sở giao dịch chứng khoán. Từ đó quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức phát hành đối với việc công bố các thông tin, công khai, đảm bảo tính trung thực và công bằng.
- Với mục tiêu nhằm hỗ trợ thị trường hoạt động một cách ổn định, bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch nhằm xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán.
- Nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin, tin tức về tình hình cũng như kết quả hoạt động về các tổ chức phát hành cổ phiếu đó.
- Thông qua việc niêm yết cổ phiếu công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự biến động hiệu quả giữa cung và cầu trên thị trường chứng khoán. Từ đó, giúp giá chứng khoán được xác định một cách công bằng trên thị trường đấu giá.
3. Lợi ích của cổ phiếu niêm yết là gì?
Mặt lợi thế của các cổ phiếu niêm yết là gì mà mọi người thường thích đầu từ vào các mã cổ phiếu đã niêm yết hơn là cổ phiếu chưa niêm yết? Từ góc nhìn của giới chuyên môn, cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết hội tụ 3 ưu điểm sau:
- Thứ nhất, nâng cao tính thanh khoản: Cổ phiếu đã niêm yết thường dễ dàng mua đi, bán lại hay nói cách khác là dễ dàng giao dịch trực tiếp trên thị trường. Cho nên nhà đầu tư không phải lo lắng về việc khó bán cổ phiếu để thu hồi vốn như các loại tài sản đầu tư khác (vàng, bất động sản,…). Chính bởi vậy mà tính thanh khoản của những cổ phiếu này cũng được xem là cao hơn so với những cổ phiếu chưa được niêm yết.
- Thứ hai, tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Mặc dù không phải cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng làm được này sau một khoảng thời gian niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những hầu như những công ty có nền tảng giá trị tốt (cả về mặt giá trị hữu hình và giá trị vô hình), xét về dài hạn, giá cổ phiếu đều sẽ tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.
- Thứ ba, mức độ uy tín – an toàn được nâng cao: Để được niêm yết chứng khoán, các công ty phải đảm bảo đạt những yêu cầu về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức,… Cho nên đầu tư vào cổ phiếu của những doanh nghiệp đã niêm yết sẽ hạn chế rủi ro, gia tăng cơ hội lợi nhuận vì hoạt động kinh doanh của các công ty này khá ổn định, trên đà tăng trưởng.
TÌM HIỂU THÊM: Cổ phiếu Large-cap (Bluechip), Mid-cap, Small-cap (Penny) là gì?
4. So sánh cổ phiếu của công ty niêm yết và cổ phiếu của công ty chưa niêm yết

Link bài tổng “Kiến thức chứng khoán cơ bản dành cho NĐT mới”, mời quý nhà đầu tư tham khảo: https://azfin.vn/kien-thuc-co-ban-danh-cho-ndt-moi/
Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Bài viết này được viết và phát hành bởi Khối Chuyên môn & Tư vấn Đầu tư – CTCP AzFin Việt Nam. Thông tin trình bày trong bài viết dựa trên các nguồn được cho là đáng tin cậy vào thời điểm công bố. AzFin không chịu trách nhiệm về độ chính xác hay đầy đủ của những thông tin này.
Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của AzFin và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng của CTCP AzFin Việt Nam tham khảo và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong bài viết này. AzFin không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của bài viết dưới mọi hình thức.