Kỳ 5. Có nên dự đoán thị trường?

bởi Hà Giang

Tham khảo các kỳ trước: 

Kỳ 1. David Dreman và phương pháp đầu tư Contrarian

Kỳ 2. Các chiến lược thực thi Contrarian

Kỳ 3. Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo Contrarian

Kỳ 4. Tài chính hành vi

1. Có nên dự đoán thị trường?

Việc dự báo “phản ứng thái quá” của thị trường của nhà đầu tư khá dễ dàng nhờ dựa vào những gợi ý từ các kỳ trước. Tuy vậy, AzFin nhận thấy rằng dự đoán chính xác khi nào sụt giảm (tăng giá) xảy ra thì lại gần như không thể.

[Học chứng khoán] D.Dreman: King of contrarians (kỳ 5) - Ảnh 1
Dự đoán thị trường luôn rất khó khăn

Vào tháng 8/1987, David cũng nhận thấy thị trường Nhật dường như đang bị định giá quá cao và khả năng sẽ sụt giảm. Chỉ số Nikkei 225 đang ở 25.760 điểm; PE trung bình thị trường đang ở 86 lần, so với mức đỉnh chỉ 20 lần của chỉ số Dow năm 1929.

Nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra. Những chuyên gia, nhà báo thậm chí còn cho rằng hiện tượng này sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới, nguyên nhân là sự thiếu hụt cổ phiếu trên thị trường. 

Ngoài ra, David cũng nhận thấy rằng 20-30% lợi nhuận của các công ty của Nhật đến từ đầu cơ giá lên trên thị trường cổ phiếu.

Một dấu hiệu khác là những nhà đầu tư tổ chức lớn của Nhật, những người nắm giữ một lượng lớn cổ phần, không bao giờ bán. Nhiều chuyên gia cũng bắt đầu gọi thị trường Nhật là trường hợp đặc biệt.

Mặc dù David nhận định đúng về sự suy thoái của thị trường Nhật sẽ diễn ra, nhưng thực tế, Nikkei tiếp tục tăng đến khoảng 37.000 điểm vào năm 1990. 

Sau đó là cú sụt giảm kéo dài 20 năm tại mức đáy 7.699 vào tháng 4/2003. Điều này cho thấy việc dự đoán thị trường sẽ rất khó có thể chính xác ngay. Vì vậy nếu dựa vào dự đoán thị trường để ra quyết định đầu tư thì sẽ dễ khiến chúng ta gặp sai lầm. 

Vào năm 1990, suy thoái đã biến thành khủng hoảng khi các nhà đầu tư bán tháo các khoản nắm giữ của mình khi cho rằng các vấn đề trong hệ thống ngân hàng quốc gia có thể khiến khoản đầu tư của họ về 0. 

Lúc đó, David bắt đầu mua vào cho vị thế của mình. Và cũng như thường lệ, David đầu tư với sự kiên nhẫn, trải dài các lần mua theo thời gian.

Những vị thế mua ban đầu của ông cũng phải chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh. Lợi nhuận của quỹ ông bị âm trong năm 1990, nhưng vẫn tốt hơn khá nhiều so với các quỹ đầu tư khác. Và đúng theo kỷ luật của mình, David tiếp tục mua vào.

[Học chứng khoán] D.Dreman: King of contrarians (kỳ 5) - Ảnh 2
Những vị thế mua ban đầu của Dreman cũng chịu sự sụt giảm khi thị trường rơi vào khủng hoảng

Một trong những cổ phiếu David mua vào, PNC, ngân hàng lớn của Pittsburgh. Lợi suất của công ty là 14%, đã trích lập toàn bộ nợ xấu, nhưng giá cổ phiếu vẫn tiếp tục xuống dốc mạnh.

Giá cổ phiếu mất 1/3 giá trị chỉ vì nhà đầu tư đều lo ngại tất cả các ngân hàng đều rất xấu. David mua vào với giá trung bình 10 usd/ cp.

Một năm sau, giá quay lại mức cao nhất là 20 usd, và sau bốn năm là 50 usd. Chỉ trong vòng hai năm, David đã gấp đôi giá trị nhờ vị thế nắm giữ các cổ phiếu ngành ngân hàng.

David sau đó chia sẻ thêm về dự đoán thị trường của phố Wall: “Tôi cảm thấy ám ảnh bởi những dự đoán của phố Wall, vì tính sai, liên tục sai, trong thời gian dài của họ. Và cũng phải ghi chú rằng, tất cả các dự đoán đều là ngắn hạn.

Mỗi chuyên gia phân tích đưa ra một quan điểm, và nếu thị trường đạt như dự báo, anh ấy sẽ được coi là anh hùng. Ngay sau đó, mỗi khi anh đưa ra một quan điểm, dòng tiền ngay lập tức sẽ hành động theo. Cho đến khi anh ta sai, giới đầu tư lập tức từ bỏ, và tìm kiếm một người khác đang dự báo đúng.

Sự luân chuyển cứ liên tục diễn ra như vậy, và những nhà đầu tư thì cứ tiếp tục mất tiền trong hành trình tìm kiếm một người nào đó mà họ có thể tin tưởng”.

[Học chứng khoán] D.Dreman: King of contrarians (kỳ 5) - Ảnh 3
Hầu hết những gì phố Wall dự báo đều sai

Thực tế, hầu hết mọi người căn bản không dự đoán được thị trường, việc mua đáy bán đỉnh gần như không thể.

Do tâm lý ngắn hạn, thay vì mua vào khi giá cổ phiếu giảm, các đa số các nhà đầu tư lại cố gắng bán ra. Ngược lại, khi giá cổ phiếu bắt đầu tăng, họ lại là những người mua khá chủ động.

David nhận thấy rằng, qua giai đoạn 10 năm liên tục, 95% các quỹ đều thua thị trường. Một nhà quản lý thành công tại một thời điểm, có nhiều dòng vốn đổ vào và thường lại có kết quả đầu tư yếu kém một vài năm sau đó.

Quan trọng nhất là nhà đầu tư luôn phải cảnh giác, tránh bị tâm lý đám đông tác động.

2. Tập trung vào giá trị

Vào khoảng giữa thập kỷ 1990s, David vẫn không từ bỏ kỷ luật đầu tư của mình, thậm chí cả khi dòng cổ phiếu công nghệ, dotcom, tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới. 

Theo như David nói, khi bong bóng tiếp tục phình to, những nhà đầu tư thận trọng nhất cũng bị lung lay với “kỷ nguyên mới”, đầu tư giá trị dường như đã chết.

Hầu hết mọi nhà đầu tư đều ấn tượng với cổ phiếu công nghệ, họ đều cho rằng sự tăng giá lần này rất khác với những bong bóng trước.

Đương nhiên, chuyện sau đó thì ai cũng rõ, bong bóng công nghệ vỡ vụn trong năm 2001 đã khiến nhiều nhà đầu tư chứng khoán mất toàn bộ tài sản.

[Học chứng khoán] D.Dreman: King of contrarians (kỳ 5) - Ảnh 4

Bong bóng trong lịch sử đều là do những niềm tin mù quáng gây ra

Là một trong những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư “contrarian” nổi tiếng, David gọi những quả bong bóng trong lịch sử tài chính đều do niềm tin mù quáng gây ra.

Bong bóng dotcom này cũng vậy và có thể so sánh với bong bóng hoa tulip. Những bông hoa tulip tăng giá rất mạnh mẽ trong những năm 163x, chủ yếu từ tâm lý đầu cơ của người dân. 

Công dụng hoa tulip thực sự rất ít, đơn giản là làm đẹp và nếu có một bát cháo thì tulip có thể làm gia vị rất tuyệt vời. Giá một bông hoa tăng từ 1 đồng penny năm 1930 lên đến 20.000 usd năm 1937.

Và khi bong bóng vỡ, rất nhiều gia đình đã mất hàng triệu usd, nhà cửa và lâm vào cảnh phá sản.

Các nhà quản lý tiền bạc, các chuyên gia phân tích được đào tạo một cách bài bản, nhưng lại góp phần cho sự sụt giảm giá trị lên đến 7.000 tỷ USD tài sản của nhà đầu tư trong bong bóng công nghệ dotcom 2001.

Các lý thuyết đầu tư hiện tại không quan tâm đến vai trò của tâm lý học trong việc ra quyết định của nhà đầu tư chứng khoán. Theo David, trong giai đoạn hoảng loạn của thị trường, tâm lý học đóng vai trò tác động chính trong hoạt động của nhà đầu tư.

David tin rằng những đợt khủng hoảng của thị trường là cơ hội tốt nhất để kiếm lợi nhuận, vì đó là lúc mà hành động của nhà đầu tư trở nên thiếu kiểm soát và quá đà.

Hầu hết mọi người vẫn chỉ nhìn vào giá, chứ không dựa vào giá trị thực tế cổ phiếu. Thêm vào đó, mỗi nhà đầu tư lại hành động khác nhau dựa trên cùng một thông tin. Sự khác biệt này nằm ở tâm lý học hành vi.

Các chuyên gia thị trường, truyền thông luôn cho rằng thị trường chứng khoán còn tồi tệ hơn nữa khi giá cổ phiếu giảm. Tương tự khi bong bóng cổ phiếu, mọi suy nghĩ đều hướng đến: lần này sẽ khác.

[Học chứng khoán] D.Dreman: King of contrarians (kỳ 5) - Ảnh 5
Khủng hoảng là cơ hội kiếm lợi nhuận cao

Ví dụ sự sụp đổ thị trường chứng khoán tháng 8 năm 1987, chỉ số Dow Jones giảm 22,6% chỉ trong một ngày. Sự hoảng loạn của nhà đầu tư chứng khoán luôn giống nhau khi gặp tình cảnh như vậy.

Rất nhiều nhà đầu tư so sánh sự sụt giảm 1987 với đại khủng hoảng kinh tế năm 1929. Hoạt động giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch nói chung của thị trường chứng khoán từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1987 rất giống với cùng thời kỳ vậy năm 1929.

Vậy là, đến cuối tháng 10 đại đa số đem đến kết luận, một cuộc khủng hoảng mới sắp diễn ra. Nhưng, thực tế là, thị trường tăng 22,9% một năm sau đó, và 54,3% trong 2 năm.

Vào đợt bong bóng dotcom năm 2001, David đã thực hiện ước tính giá trị của một vài công ty internet so với giá hiện tại của chúng và sau đó 3 năm đã được minh chứng là đúng. 

Ông cho rằng giá trị thực của Yahoo là $16,5/ cổ phiếu so với mức giá lúc đó 95 usd (ba năm sau giá chỉ còn 9,49 usd).

David cho rằng Qwest có giá trị thực 12,5 usd/cp so với giá lúc đó là 46 usd (3 năm sau là 9,49 usd). 

E-Trade đáng giá thực tế 12,5 usd so với 53 usd (3 năm sau là 4,61 usd).

American Online được định giá 19,5 usd so với 74 usd (3 năm sau là 12,36 usd). Với trường hợp của American Online (AOL), với mức giá đang được giao dịch năm 1999, David cho rằng AOL cần đến 18 tỷ thuê bao, gấp 3 lần dân số trái đất.

Có thể nói rằng không ai có thể đoán chính xác được thị trường sẽ ra sao. Việc của các nhà đầu tư là tập trung vào giá trị thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuân thủ đúng kỷ luật của phương pháp đầu tư mình theo đuổi. Tránh suy đoán và đứng núi này trông núi nọ, kết hợp loạn các phương pháp đầu tư. 

Đọc tiếp: Kỳ cuối (kỳ 6). Cơ hội từ cổ phiếu tăng trưởng đang gặp khó khăn tạm thời

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin