Mục lục bài viết
Biên lợi nhuận gộp là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về biên lợi nhuận gộp và tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh doanh, hãy xem xét một số khía cạnh chính và cách tính toán biên lợi nhuận gộp mà AzFin đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp hoặc công ty. Nó cung cấp thông tin về số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này đồng thời đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Một cách tuyệt đối, nó đo lường sự chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và chi phí hình thành sản phẩm (giá vốn).

Khái niệm biên lợi nhuận gộp
Gross Profit Margin được áp dụng như một cơ sở để tính toán tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Chỉ số này giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của các đối thủ cạnh tranh trong ngành trên thị trường.
Đọc thêm: Lãi suất: Định nghĩa, phân loại và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế
2. Vai trò của biên lợi nhuận gộp
Giá trị của biên lợi nhuận gộp cao cho thấy doanh nghiệp có cơ hội sinh lời tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ tạo nền tảng để xác định chính sách giá cả. Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể được sử dụng khi đàm phán với các nhà cung cấp về chi phí mua nguyên liệu.

Vai trò của biên lợi nhuận gộp
Việc tính toán biên lợi nhuận gộp cho từng sản phẩm giúp so sánh sự đóng góp của chúng vào hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này được biểu thị dưới dạng phần trăm, tương đương với tỷ suất biên.
Đọc thêm: Lãi suất huy động là gì? Mối quan hệ với nền kinh tế
3. Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross margin ratio) = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
(Giá vốn hàng bán là chi phí nguyên vật liệu và tiền công lao động, khấu hao … trực tiếp để làm ra hàng hóa đó. Nó không bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý và lãi vay để Doanh nghiệp hoạt động)
4. Tầm quan trọng của lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi nó giúp đánh giá từng ngành trên thị trường.
– Biên lợi nhuận gộp của một ngành cao và ổn định hoặc có xu hướng tăng như: Ngành du lịch, ngành phần mềm, ngành viễn thông, đồ uống, nước giải khát… nó cho thấy mức độ cạnh tranh của ngành thấp hơn, rủi ro thấp hơn và hoạt động kinh doanh ổn định hơn (điều này chỉ hợp lý với các ngành tương đồng với nhau mà không phải thước đo chung so sánh tất cả các ngành). Đối với ngành Ngân hàng, thì tỷ số biên lợi nhuận gộp tương ứng với hệ số NIM.
– Ngược lại, biên lợi nhuận gộp của ngành mà thấp hoặc có xu hướng đi xuống cho thấy sự cạnh tranh trong ngành cao, rủi ro cao hơn và hoạt động kinh doanh bất ổn định hơn. Như ngành thuốc bảo vệ thực vật, ngành cao su săm lốp, vận tải biển, xây dựng…

Tầm quan trọng của lợi nhuận gộp
– Đánh giá doanh nghiệp cùng ngành dựa vào biên lợi nhuận gộp (cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cạnh tranh nhau). Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp nào cao, ổn định có thể tăng trưởng cho thấy nó có những lợi thế đặc biệt so với những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp hơn, có chiều hướng suy giảm.
Ví dụ:
- VNM có lợi thế đặc biệt về quy mô, kênh phân phối làm cho biên lợi nhuận gộp ngày càng tăng mạnh từ mức 25.2% năm 2004 tăng lên mức 47% năm 2017 cao hơn rất nhiều so với phần còn lại của ngành sữa.
- Chuỗi điện thoại của MWG do bán số lượng lớn nên được hưởng chiết khấu cao hơn từ nhà sản xuất làm cho biên lợi nhuận gộp ngày càng tăng; năm 2017, đạt khoảng hơn 17% cao hơn so với của FPT shop và các chuỗi, cửa hàng bán điện thoại khác.
- HPG có lợi thế nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín, tốc độ triển khai dự án nhanh, quy mô sản xuất lớn dẫn đến giá vốn hàng bán thấp hơn làm cho biên lợi nhuận gộp cao khoảng trên 20% thường cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác như POM, VIS, TIS, DNY…khoảng 10%.
- VCB nhờ thương hiệu mạnh, quản trị rủi ro tốt nên có được nguồn vốn đầu vào giá rẻ nhất ngành từ đó làm cho NIM rất cao.
- DSN là khu vui chơi gần như độc quyền tại Sài Gòn, không có đối thủ cạnh tranh do đó biên lợi nhuận rất cao.
– Ngược lại biên lợi nhuận thấp và có hướng suy giảm cho thấy các doanh nghiệp này không có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn thậm chí đang tụt lùi.
Ví dụ:
- HVG do cạnh tranh mạnh, hoạt động trong mảng thủy sản rủi ro cao, trong khi chi phí không kiểm soát được làm cho biên lợi nhuận gộp ngày càng giảm mạnh.
- DRC, CSM cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc nên biên lợi nhuận gộp ngày càng suy giảm mạnh.
- DXP do bị ảnh hưởng từ cầu bạch đằng và sự cạnh tranh gay gắt của các cảng mới phía ngoài cầu bạch đằng nên phái giảm giá dịch vụ nên làm cho BLNG giảm mạnh.
Đọc thêm: 4M trong cổ phiếu: Phương pháp tiếp cận cổ phiếu toàn diện
5. Lưu ý khi áp dụng tỷ suất biên lợi nhuận gộp trong đầu tư
Có một số lưu ý quan trọng khi áp dụng tỷ suất biên lợi nhuận gộp trong đầu tư:

Lưu ý khi áp dụng tỷ suất biên lợi nhuận gộp trong đầu tư
- Kết hợp với các chỉ số tài chính khác: Khi áp dụng biên lợi nhuận gộp, cần kết hợp chặt chẽ với lợi nhuận ròng, cơ cấu nợ vay/vốn chủ sở hữu và các thước đo định giá cổ phiếu khác. Việc xem xét tỷ suất biên lợi nhuận gộp cùng với các chỉ số khác sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính và hiệu suất của doanh nghiệp.
- Quan sát số liệu trong thời gian dài: Để loại trừ yếu tố bất thường, cần quan sát số liệu biên lợi nhuận gộp trong một khoảng thời gian lâu hơn, ít nhất là 3-5 năm. Điều này giúp xác định xu hướng và ổn định của biên lợi nhuận gộp theo thời gian.
- Áp dụng cho các doanh nghiệp ổn định hoặc tăng trưởng: Việc sử dụng biên lợi nhuận gộp trong đầu tư cổ phiếu nên chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp ổn định hoặc đang có xu hướng tăng trưởng. Điều này đảm bảo rằng biên lợi nhuận gộp là một chỉ số có giá trị và đáng tin cậy trong việc đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dùng để dự báo xu hướng tương lai: Sử dụng biên lợi nhuận gộp cũng rất hữu ích khi đánh giá các doanh nghiệp có khả năng dự báo xu hướng biên lợi nhuận gộp trong tương lai. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có cơ sở để dự báo được xu hướng biên lợi nhuận gộp, phương pháp này có thể mang lại kết quả hiệu quả trong quá trình đầu tư.
6. Kết luận
Tóm lại, qua bài viết trên AzFin hy vọng rằng thông tin về biên lợi nhuận gộp đã được cung cấp sẽ giúp bạn đánh giá dễ dàng hiệu suất và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng kiến thức này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng đầu tư vào doanh nghiệp. AzFin tin rằng việc hiểu và sử dụng hiệu quả chỉ số biên lợi nhuận gộp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư của bạn.
******************************
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/