Lạm phát – lãi suất và thị trường chứng khoán

bởi Trịnh Tuấn Minh

Lạm phát – lãi suất là kẻ thù của thị trường chứng khoán. Yêu cầu lợi suất đầu tư vào cổ phiếu cao => CP xuống giá, ví dụ nếu trước kia lãi suất gửi ngân hàng rất an toàn là 6%, người đầu tư cổ phiếu sẽ yếu cầu đầu tư cổ phiếu lợi suất 10%. Nhưng nếu lãi suất gửi ngân hàng tăng lên 8% thì lợi suất đầu tư cổ phiếu họ yêu cầu cần 13% chẳng hạn. Khi đó 1 cổ phiếu chín muối có cổ tức cố định 1,000 đồng/năm thì định giá cổ phiếu sẽ giảm từ 10,000đ xuống còn 7,500đ – 8,000đ mà thôi…

1. Lạm phát (lp) là gì?

  • Theo định nghĩa thì khá dài và phức tạp, nhưng chúng ta hiểu đơn gian thế này, lp chính là thước đo trượt giá của đồng tiền, hay nói cách khác nó cho biết giảm sức mua đồng tiền trong phạm vi rổ hàng hóa được nhà nước quy định là bao nhiêu.
  • Ví dụ lạm phát tăng 5% so với năm trước, tương ứng với đó cùng một mặt hàng hóa giá sẽ tăng giá 5%.

2. Lãi suất là gì?

  • Lãi suất được hiểu đơn giản là chi phí của việc vay vốn, lãi suất có nhiều loại lại khác nhau như: lãi suất trái phiếu chính phủ, là chi phí phải trả khi chính phủ vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu; lãi suất gửi ngân hàng là chi phí ngân hàng phải trả cho người gửi tiền; Lãi suất cơ bản, lãi suất …
  • Ví dụ gửi ngân hàng 1 tỷ với lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 6.5%, tức là chi phí do ngân hàng phải trả cũng đồng thời lợi ích người gửi tiền nhận dược nếu gửi đủ 12 tháng là 65tr đồng/năm.

XEM THÊM: Đội lái chứng khoán là gì? và những điều chúng ta chưa biết

3. Lãi suất và lạm phát có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Hai chỉ số này có quan hệ đồng biến, mật thiết với nhau: Thông thường lãi suất được điều chỉnh dựa trên cơ sở lạm phát, tức là lạm phát cao thì thường lãi suất sẽ cao. Nếu lạm phát thấp thì lãi suất thường thấp.
  • Lãi suất < lạm phát thì lãi thực bị âm, tức lãi suất ko đủ bù sự mất giá của đồng tiền (tính sức mua trên rổ hàng hóa tính lạm phát)
  • Lãi suất > Lạm phát tức là lãi thực dương, tức là lãi suất bù được sự mất giá đồng tiền và còn có thêm thặng dư (tính sức mua trên rổ hàng hóa tính lạm phát).

XEM NGAY: 6 nguyên nhân của lạm phát, CPI

4. Cách tính lạm phát như thế nào?

  • Việc tính toán mất giá đồng tiền là hết sức khó khăn và không có 1 thước đo nào được thừa nhận là chính xác. Thông thường ở Việt Nam mất giá đồng tiền lớn hơn so với lạm phát. Vì thế nhiều người không tin vào chỉ số lạm phát.
  • AzFin đưa ra cách tính tương đối để quý vị tham khảo: Mất giá đồng tiền = Cung tiền M2 – Tăng trưởng GDP. Nếu theo cách này thì mất giá đồng tiền năm 2021 của Việt Nam là khoảng 6.22% cao hơn khá nhiều so với CPI là 1.81% bình quân năm 2021.
    ☢️☢️ Lãi suất – lạm phát là KẺ THÙ của Thị trường chứng khoán.
Lạm phát Mỹ và TTCK Mỹ (S&P 500)
  • Như đã trao đổi 2 chỉ số này đồng biến với nhau nên ta có thể gộp làm 1 để đánh giá (dưới hình là mối quan hệ giữa lạm phát với TTCK và Lãi suất với TTCK)
  • Lạm phát và lãi suất quan hệ nghịch biến với định giá của TTCK, thậm chí là kẻ thù lớn nhất của TCCK
  • Nếu lãi suất, lạm phát cao thì:

– Gửi tiết kiệm, đầu tư trái phiếu có lãi cao hơn từ đó hấp dẫn hơn đầu tư cổ phiếu, khi đó làm TTCK suy giảm.

– Chi phí vốn doanh nghiệp cao (đa phần doanh nghiệp phải vay vốn với lãi cao hơn) => Lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm, làm TTCK bớt hấp dẫn.

– Khiến người dân lo sợ bất ổn dẫn đến họ tăng cường tích trữ tài sản an toàn và đầu cơ hàng hóa, và dĩ nhiên tiêu dùng ít đi, đầu tư vào sản xuất kinh doanh ít hơn => Rút bớt nguồn lực phát triển kinh tế ==> GDP tăng trưởng thấp ==> Các doanh nghiệp khó khăn hơn trong kinh doanh ==> TTCK kém hấp dẫn.

ĐỌC THÊM: Có nên đầu tư vào cổ phiếu Bluechip hay không?

– Yêu cầu lợi suất đầu tư vào cổ phiếu cao => CP xuống giá, ví dụ nếu trước kia lãi suất gửi ngân hàng rất an toàn là 6%, người đầu tư cổ phiếu sẽ yếu cầu đầu tư cổ phiếu lợi suất 10%. Nhưng nếu lãi suất gửi ngân hàng tăng lên 8% thì lợi suất đầu tư cổ phiếu họ yêu cầu cần 13% chẳng hạn. Khi đó 1 cổ phiếu chín muối có cổ tức cố định 1,000 đồng/năm thì định giá cổ phiếu sẽ giảm từ 10,000đ xuống còn 7,500đ – 8,000đ mà thôi. Ngược lại nếu thấp, thì sẽ làm cho TTCK phát triển rực rỡ.

5. Lưu ý đặc biệt về lạm phát

– Khi đánh giá tác động đến thị trường chứng khoán thì chúng ta không được đánh giá duy nhất yếu tố lãi suất để kết luận luôn mà cần xét tổng thể các yếu tố bao gồm: Lãi suất, GDP, Tỷ giá, … ==> Tổng thể thuận lợi nhiều hơn hay khó khăn nhiều hơn, từ đó mới đánh giá TTCK sẽ đi theo hướng nào.

– Vì thế mới có câu chuyện, lãi suất và lp ở những giai đoạn kinh tế phục hồi thường tăng 1-2% nhưng ttck vẫn tăng mạnh là do GDP nó tăng còn mạnh hơn rất nhiều, khiến lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng cao. Khi đó yếu tố GDP tích cực hơn nhiều ==> TTCK tăng là bình thường.

– Ngược lại khi kinh tế bắt đầu suy giảm có nguy cơ suy thoái – khủng hoảng, lãi suất và lạm phát giảm 1-3%, nhưng GDP kỳ vọng tăng rất thấp thậm chí âm, từ đó khiến lợi nhuận doanh nghiệp thậm chí suy giảm mạnh. Khi đó yếu tố giảm GDP tiêu cực hơn nhiều so với yếu tố tích cực là giảm lãi suất và giảm lạm phát ==> TTCK giảm là bình thường.

Các chương trình của chúng tôi được phát sóng trên:
🌎 Các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/
🌎 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
📺 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin