Mục lục bài viết
Nhìn lại KQKD quý 3/2023 của các doanh nghiệp niêm yết. Theo báo cáo cho thấy, tuy chưa quay trở lại đúng với quỹ đạo tăng trưởng nhưng KQKD quý 3 của các doanh nghiệp có thấy được xu hướng ổn định nhưng thấy rõ ràng nhất sự phân hóa mạnh mẽ đang được diễn ra. Cùng AzFin phân tích chi tiết hơn về KQKD quý 3/2023 thông qua bài viết dưới đây.
1. KQKD quý 03/2023 của các ngành
Nhìn vào ảnh trên có thể thấy rằng hiện đang có sự phân hóa rất lớn giữa các ngành.

KQKD quý 03/2023 của các ngành
Ví dụ:
- Ngành dầu khí có mức tăng trưởng 828,6%
- Tài nguyên cơ bản tăng trưởng tới 162,2% lợi nhuận
- Dịch vụ tài chính tăng 104%.
- Chủ yếu các công ty ô tô phụ tùng tăng 56,1%
- Vật liệu xây dựng tăng 23,1%
- Ngược lại ở chiều giảm thì bán lẻ là ngành giảm lợi nhuận mạnh nhất với 70,3%
- Hóa chất giảm 64,25%
- Tiện ích giảm 35%
- Bất động sản giảm 33,1%
- Hàng tiêu dùng cá nhân và gia dụng giảm 28,7%
⇒ Nhìn vào đây chúng ta có thể thấy một sự phân hóa mạnh mẽ và đây được gọi là đảo chiều của các ngành, doanh nghiệp.
2. LNST Quý 3/2023 bắt đầu tăng trở lại
Dưới đây là thống kê của 951 ngân hàng và doanh nghiệp trong LNST

LNST Quý 3/2023 bắt đầu tăng trở lại
2.1 Ở trên mạng tại sao lại đưa ra những số liệu khác nhau?
Nếu bạn đã thấy SSI đã công bố lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm nhưng trong thống kê 951 doanh nghiệp trên lợi nhuận lại tăng thì lý do được giải thích như sau:
- Số liệu này được thống kê lợi nhuận trước thuế hay LNST.
- Ví dụ nếu lợi nhuận trước thuế đối với những doanh nghiệp âm lợi nhuận thì không phải đóng thuế ⇒ Lợi nhuận trước thuế = LNST.
- Trong quý 3/2023 có khá nhiều doanh nghiệp âm lợi nhuận, so với cùng kỳ năm ngoái thì ít hơn. Do đó lợi nhuận trước thuế quý 3 có thể khác so với LNST nếu xét so với cùng kỳ.
Trên đây là tổng kết 951 ngân hàng và doanh nghiệp đại diện cho khoảng 98 – 99% lợi nhuận toàn bộ thị trường chứng khoán, chúng ta có thể thấy rằng:
- Lợi nhuận quý 3/2023 tăng trưởng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy đây sẽ là quý đầu tiên (trong chuỗi từ cuối năm 2022 đến nay) lợi nhuận của các doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ
- AzFin gọi đây là điểm uốn (hoặc điểm Break/điểm đảo chiều) của kết quả kinh doanh và sau quý 3 AzFin dự báo quý 4/2023 khả năng cao lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng rất mạnh, có thể tăng trưởng 20 – 30%, thậm chí cao hơn so với quý 04/2022. Thậm chí ở kịch bản tích cực nhất có thể lợi nhuận tăng tới 35 – 40% trong quý 04/2023.
- AzFin dự báo năm 2024 kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ bật tăng trở lại.
2.2 Vì sao phải chú ý đến điểm uốn (hoặc điểm Break/điểm đảo chiều)
Vì thông thường sau điểm đảo chiều thì thị trường thường diễn ra theo xu hướng gọi là đảo nghịch hoàn toàn so với trước đó.
Ví dụ trước đó là lợi nhuận giảm Quý 04/2022, quý 01/2023, quý 02/2023 đến nay đã bắt đầu đảo chiều, điều này giúp lợi nhuận tăng mạnh trở lại kéo theo giá cổ phiếu cũng đem lại nhiều biến động tích cực.
2.3 Đi sâu hơn vào KQKD quý 03/2023
Có thể thấy tăng trưởng LNST của nhóm tài chính là 2,1% gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng bảo hiểm. Cho thấy nhóm này về cơ bản thực sự đã tạo đáy từ quý 01/2023 và tăng trưởng lại từ quý 02 đến quý 03. Trong đó chủ yếu là các công ty chứng khoán có sự tăng trưởng mạnh, còn ngân hàng lợi nhuận quý 03 vẫn giảm so với cùng kỳ, chỉ đến quý 04 ngân hàng mới đảo chiều và tăng trưởng lợi nhuận trở lại
Tiếp theo các doanh nghiệp phi tài chính vẫn giảm 3,6%. Điều này phản ánh phần nào những khó khăn ngành sản xuất của Việt Nam và các ngành khác. Ngành tài chính là ngành đi trước và các ngành khác lại đi sau ngành tài chính nên sau quá trình quản trị rủi ro nhiều năm qua thì đã có sự bền vững hơn.
Ngược lại những ngành sản xuất những năm qua rất thuận lợi, xuất khẩu năm nào cũng tăng. Do đó đến năm 2023 họ gặp một cú sốc lớn và bị ảnh hưởng khá mạnh, AzFin cho rằng với việc ảnh hưởng như thế hy vọng các doanh nghiệp sẽ học được các bài học, từ đó có thể phát triển chiều sâu và bền vững hơn.
Chúng ta có thể thấy kết quả kinh doanh trung ngành là đường màu vàng, AzFin kỳ vọng quý 04/2023 tất cả các đường này đều trên 0 và tăng trưởng trở lại.
XEM THÊM: Báo cáo phân tích từ công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam
2.4 Tỷ trọng lợi nhuận của các ngành đóng góp như thế nào?

Tỷ trọng lợi nhuận của các ngành đóng góp như thế nào?
Nhìn vào hình ảnh trên, có thể thấy:
- Ngành ngân hàng chiếm lợi nhuận 46%.
Nguyên nhân ngân hàng chiếm lợi nhuận cao thứ nhất vi đây là ngành cơ bản chống chọi với rủi ro giai đoạn vừa rồi tốt top đầu thế nên không bị giảm lợi nhuận đáng kể.
Nguyên nhân thứ hai: thị trường chứng khoán là gần như 100% đến từ các ngân hàng không có vấn đề đều đã được niêm yết. Ngược lại các ngành khác tỉ lệ niêm yết khá thấp.
Nguyên nhân thứ ba: ngành ngân hàng là một ngành có quy mô vốn rất lớn và thay thế cả các mảng liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu…
Vậy nên tỷ lệ tín dụng trên gdp là 130% – rất cao nhưng không phải vì chúng ta cung tiền nhiều, hiệu quả sử dụng tiền cao mà bởi vì kênh ngân hàng có thể vượt qua được mọi giai đoạn, ví dụ kênh cổ phiếu năm 2022 gần như không quy động được vốn, các kênh khác cũng vô cùng khó khăn, trái phiếu phát hành riêng lẻ cho cá nhân cũng không phát hành được…
- Ngành bất động sản chiếm 13%, cụ thể Vinhomes chiếm 13%.
- Thực phẩm đồ uống chiếm 7%.
- Hàng dịch vụ công nghiệp 6%
- Tiện ích, dầu khí 4% và các lĩnh vực xã hội khác nhỏ không đáng kể.
Điều này cho thấy việc cơ cấu lợi nhuận đóng góp vào Vn Index và thị trường chứng khoán vẫn ở mức tương đối sơ khai. Ở các thị trường phát triển, những lĩnh vực công nghệ cao sẽ đóng góp lớn, ở Việt Nam phần nào đó kết quả kinh doanh phụ thuộc vào các ngành. Đối với Việt Nam sẽ không bền vững bằng các nước phát triển, một phần vì dựa vào tài chính và bất động sản.
XEM THÊM: Tích sản: Chiến lược đầu tư lâu dài và bền vững cho tương lai
3. KQKD của các doanh nghiệp đang phân hóa cực kỳ mạnh

KQKD của các doanh nghiệp đang phân hóa cực kỳ mạnh
Trên đây là bảng của FinTrade thống kê về LNST của các doanh nghiệp, có thể thấy đây là của vn30 đạt đến khoảng 7 – 80% lợi nhuận toàn bộ thị trường.
Trong 09 tháng đầu năm, có thể thấy cột thứ hai bên tay phải có những doanh nghiệp lợi nhuận giảm tới 97,8% – đó là thế giới di động, những doanh nghiệp giảm 80% – là BCM và GVR giảm tới 43,6% hay VPBank giảm 58%, Masan với Hòa Phát giảm tới 63 – 65%…
Nhưng ngược lại có những doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận rất cao ví dụ như PLX tăng 350% VGC tăng 135% và Vinhomes tăng 61,4%.
Điều này cho thấy một sự phân hóa rất mạnh, có những nhóm âm lợi nhuận cực lớn và nhóm lại dương lợi nhuận rất nhiều.
Đối với việc phân hóa này AzFin sẽ bắt đầu bằng việc phân hóa giữa các ngành khác nhau, có sự phân hóa cực kỳ mạnh có những ngành yếu đi, nhưng có những ngành khỏe hơn.
Ví dụ ngành bất động sản công nghiệp đang khỏe hơn nhưng ngược lại ngành phát triển bất động sản nhà ở yếu đi.
Tiếp theo là các công ty công nghệ lại vươn lên một cách mạnh mẽ, các ngành đang phân hóa cực mạnh và việc phân hóa diễn ra ở những lúc gọi là giao thời giữa khủng hoảng hồi phục. Đấy là những thứ thường xảy ra tại giai đoạn giao thời hay chuyền đổi.
Tiếp theo là sự phân hóa giữa các doanh nghiệp trên sàn và các doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nặng hơn, ngược lại những doanh nghiệp lớn ít bị ảnh hưởng hơn. Bởi vậy cho nên thị trường chứng khoán nhiều lúc không phản ánh hoàn toàn nền kinh tế, nó chỉ phản ánh những nhóm doanh nghiệp hàng đầu, quy mô lớn. Còn ngược lại những nhóm doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương hộ gia đình bán cửa hàng nhỏ ảnh hưởng cực kỳ lớn.
Bởi vậy mọi người sẽ thấy lĩnh vực liên quan đến hàng tiêu dùng bị giảm rất mạnh. Ví dụ như bán điện thoại, máy tính của thế giới di động, MRT điện máy… giảm rất mạnh.
Nhưng có một điều rất khác thường ở giai đoạn này là ở Việt Nam giai đoạn khó khăn vừa qua sẽ có một phần nào đó gặp khó khăn nhưng chủ yếu là giới thu nhập thấp, giới tài sản thấp. Thành ra các chi tiêu về thiết yếu cơ bản giảm. Ngược lại đối với những mặt hàng xa xỉ lại không bị suy giảm, ví dụ như PNJ gần như không suy giảm đáng kể. Tất nhiên PNJ cũng có đặc thù là bán vàng, những thứ giữ giá, nhưng chủ yếu lợi nhuận đến từ trang sức.
Việc phân hóa giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng rất mạnh.
Ví dụ cùng ngành bán lẻ nhưng PNJ lợi nhuận 10 tháng vẫn tăng nhưng ngược lại thế giới di động giảm hơn 90% lợi nhuận, FRT lỗ, DIG cũng giảm lợi nhuận nhưng vẫn dương khá, PSD có giảm lợi nhuận nhưng vẫn dương…
Trong ngành ngân hàng sẽ có một nhóm ngân hàng nhỏ yếu có thể ra đi nhưng ngược lại một nhóm ngân hàng lớn bây giờ lại đang gia tăng thị phần bằng cách tăng trưởng tín dụng rất mạnh mẽ chiếm thêm khách hàng…
XEM THÊM: Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
4. Kết luận
Nhìn vào KQKD quý 3/2023 ta có thể thấy sự phân hóa rõ rệt của các ngành. Tuy nhiên chúng ta đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất và năm 2024 sẽ trong giai đoạn phục hồi đầy triển vọng. Vậy nên nhà đầu tư cần lưu ý theo dõi sát sao tình hình kinh tế vĩ mô và các yếu tố tác động đến hoạt động của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì nó luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu: https://tichsancophieu.vn/
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/