Mục lục bài viết
Một trong những nguyên tắc quan trọng giúp Warren Buffett thành công khi đầu tư mà ông đặt ra là việc đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh bền vững và dài hạn. Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng phương pháp cơ bản để lựa chọn ra doanh nghiệp có lợi thế bền vững. Cùng AzFin tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này.
1. Lựa chọn doanh nghiệp có lợi thế bền vững
Trong cuốn sách bán rất chạy nhiều năm qua là Nguyên tắc số 1 của Phil Town cũng đề cập rất nhiều tới lợi thế cạnh tranh bởi ông coi đây là thành lũy để ngăn chặn sự xâm chiếm của các doanh nghiệp khác và tạo ra các hiệu quả vượt trội về kinh doanh cũng như đem lại cơ hội kiếm lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư sở hữu nó.
Vậy đâu là những đặc điểm của một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững?
Qua nghiên cứu AzFin nhận diện dựa trên 2 góc độ để tìm ra các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững: Định tính và Định lượng.
- Định tính bao gồm 5 yếu tố.
- Định lượng gồm 2 yếu tố cần quan tâm: Chi tiết xem từng ảnh.
Tham khảo thêm: Đầu tư cổ tức: Bí mật thành công của Warren Buffett
2. 05 yếu tố định tính
2.1 Doanh nghiệp sở hữu các tài sản vô hình có giá trị
Các tài sản vô hình gồm nhãn hiệu, bằng sáng chế, hoặc giấy phép của chính phủ, những thứ này đã in sâu vào tâm trí người dùng, khẳng định uy tín của doanh nghiệp và góp phần giảm bớt sự cạnh tranh từ các đối thủ đặc biệt là trong các ngành nghề mà rào cản gia nhập ngành được quy định khá chặt chẽ.

Doanh nghiệp sở hữu các tài sản vô hình có giá trị
Ví dụ:
StarBucks có thể bán giá cao hơn 25 – 35% so với các đối thủ khác ở Việt Nam.
Các sản phẩm bất động sản của Vinhomes (VHM) có thể bán giá cao hơn 20 – 30% so với các đối thủ và dễ dàng bán được khi đã có sự tin tưởng của người dùng so với các chủ đầu tư khác.
Những hãng thời trang uy tín hay những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng, hãng xe cao cấp vẫn luôn được người mua chào đón dù giá của chúng rất đắt đỏ…
Tham khảo thêm:Xây dựng tư duy đầu tư giá trị cho nhà đầu tư
2.2 Lợi thế về chi phí thấp
Những công ty có khả năng cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ với giá vốn thấp hơn có lợi thế lớn vì họ có thể giết chết đối thủ bằng giá bán. Mặt khác, họ có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tại mức giá tương đương đối thủ, nhưng đạt được biên lợi nhuận cao hơn. Lợi thế nhờ quy mô lớn là lợi thế về chi phí thấp tiêu biểu.

Lợi thế về chi phí thấp
Ví dụ:
HPG có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại, khả năng triển khai dự án nhanh và tiết kiệm nên giá vốn thấp hơn của các đối thủ khác tại Việt Nam lên đến 12% (Giai đoạn 2016 – 2018 biên lợi nhuận gộp của HPG là 20 – 24% trong khi đối thủ chỉ là 8 – 12%).
VNM biên lợi nhuận gộp rất cao 45% so với dưới 25% của đối thủ nhờ vào chi phí sản xuất thấp khi hiện đại hóa công nghệ và quy mô sản xuất lớn.
Walmart cũng nhập hàng với số lượng rất lớn nên có giá vốn thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ khác ở Mỹ
Tham khảo thêm: 7 dấu hiệu nhận biết thị trường chứng khoán rủi ro
2.3 Rào cản chi phí chuyển đổi
Đây là những bất tiện, rủi ro lớn hoặc chi phí mà khách hàng phải bỏ ra 1 lần để thay đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Khách hàng phải đối mặt với chi phí chuyển đổi cao thường không thay đổi nhà cung cấp trừ phi những nhà cung cấp mới mang lại lợi ích lớn hơn nhiều cho họ và lâu dài so với chi phí chuyển đổi đó.
Ví dụ:
Trong lĩnh vực phần mềm, nếu chuyển đối khách hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn trong vận hành hệ thống của mình khi đang dùng các sản phẩm của: Oracle, Adobe, Microsoft …
Tham khảo thêm: Những bước đột phá: Microsoft và các thương vụ M&A
2.4 Giá trị cộng hưởng
Điều này xảy ra khi giá trị của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể làm tăng lợi ích cho cả người dùng mới và người dùng hiện tại khi có nhiều người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Nhiều tiện ích trong hệ sinh thái của doanh nghiệp xây dựng được thường tạo ra một vòng tròn trực quan cho phép các doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn.

Giá trị cộng hưởng
Ví dụ:
Mạng xã hội Facebook khi có nhiều người sử dụng hơn thì những người dùng sẽ được tương tác và kết nối nhiều hơn, giúp họ thỏa mãn hơn, mặt khác Facebook sẽ bán được nhiều quảng cáo hơn với giá cao hơn;
Khi mua nhà của Vinhomes bạn sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ khác của VinGroup như bệnh viện, trường học, khu nghỉ dưỡng…
Tham khảo thêm: Các thương vụ M&A đình đám của Facebook
2.5 Quy mô hiệu quả
Điều này xảy ra khi một ngành hoặc một thị trường mà ở đó giới hạn phải đạt được một quy mô nhất định mới có lợi nhuận và khi có một hoặc một vài doanh nghiệp đạt được rồi, chiếm lĩnh thị trường ở mặt vật lý thì không còn nhiều miếng bánh cho doanh nghiệp đến sau.

Quy mô hiệu quả
Ví dụ:
Ngành cấp nước, khi các doanh nghiệp xây dựng xong hệ thống cấp nước cho người tiêu dùng thì sẽ không còn cơ hội cho người khác tham gia cùng khai thác về mặt địa lý với các KH hiện tại được (VAV, VCW, TDM, BWE).
Ngành đường sắt khi các doanh nghiệp đi trước đã đầu tư xây dựng đường ray vận chuyển khách hàng và hàng hóa thì sẽ không có chỗ cho 1 doanh nghiệp khác làm một đường ray tương tự.
Hệ thống điện ở Việt nam cũng tương tự.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã xây dựng được các vị trí bán lẻ đắc địa, thuận lợi cho người dùng như PLX khiến cho các doanh nghiệp đi sau khó có cơ hội đe dọa vị thế của họ.
Tham khảo thêm: Bí quyết đầu tư chứng khoán theo phong cách Warren Buffett
3. 02 yếu tố định lượng trong phương pháp cơ bản
3.1 Biên lợi nhuận gộp
Được tính bằng (doanh thu – giá vốn hàng bán)/doanh thu.
Chỉ số này cao cho biết doanh nghiệp doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, bởi vì phần lớn doanh nghiệp chỉ có được biên lợi nhuận gộp cao khi có một hoặc hơn một đặc điểm sau:
- Có sức mạnh với khách hàng do đó bán được giá cao hơn đối thủ cạnh tranh.
- Có sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp hoặc công nghệ hiện đại để đạt chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, có những doanh nghiệp làm được điều này mặc dù không có lợi thế cạnh tranh khi doanh nghiệp có quan hệ “sân sau” nhờ con đường chính trị hoặc may mắn mua được đầu vào giá thấp, các khu đất được bán giá rẻ… trong giai đoạn nào đó nhưng rõ ràng đó không phải là lợi thế cạnh tranh bền vững

Biên lợi nhuận gộp
Ví dụ:
Biên lợi nhuận gộp của VNM luôn ở mức 40 – 50% cao hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
HPG có biến lợi nhuận gộp thường cao hơn đối thủ khoảng 10 – 12%.
VCW, TDM có biên lợi nhuận khoảng 50 – 55% cao hơn nhiều khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Tham khảo thêm: Cách vượt qua nỗi sợ hãi trong đầu tư giá trị
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp phải phát huy được tác dụng và chỉ thực sự làm giàu cho nhà đầu tư khi và chỉ khi thể hiện được hiệu quả sinh lời trên đồng vốn đầu tư hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó đạt mức cao hơn thông thường.
Qua nghiên cứu hàng trăm doanh nghiệp có lợi thế bền vững chúng tối nhận thấy rằng họ thường có ROI và ROE cao hơn tối thiểu gấp 3 lần lãi suất ngân hàng ở cùng thời kỳ đó.
Cá biệt có những doanh nghiệp xuất sắc mà lợi suất lên đến 50 – 70% duy trì trong nhiều năm:
- FPT có ROI, ROE luôn trên 20%;
- MWG, VNM có ROE trên 40%.
4. Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung AzFin muốn gửi đến NĐT cách để lựa chọn doanh nghiệp có lợi nhuận bền vững theo phương pháp cơ bản. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho NĐT trong quá trình đầu tư.
Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì AzFin luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.
Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.
Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây:
- Hotline: 096 249 86 39
- Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam
- Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam
- Zalo Official AzFin Việt Nam: https://zalo.me/1723747511285646453
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@chungkhoanazfin
- Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu: https://tichsancophieu.vn/
- Tham khảo các khóa học của AzFin: https://academy.azfin.vn/