KQKD 2022 HDB: Rủi ro từ nhận ngân hàng 0 đồng bù lại bằng tăng trưởng tín dụng cao

bởi khởi tạo đăng ký

1. Tổng quan về KQKD của HDB năm 2022

Nhìn chung KQKD của HDB năm 2022 tăng trưởng cao với động lực chính đến từ tín dụng tăng trưởng cao thứ 2 Việt Nam và cao gần gấp 2 lần so với mức tăng trưởng 14% của cả ngành:

  • Thu nhập lãi thuần năm 2022 đạt 18,012 tỷ đồng (hoạt động tín dụng cốt lõi) tăng 29.67% so với năm 2021 nhờ vào: a. Tăng trưởng tín dụng 25.6%; b. NIM của HDB tăng lên 4.66% từ mức 4.28% của 2021, điều này cho thấy hoạt động cốt lõi HDB tốt và được cải thiện, đây cũng là một trong số ít ngân hàng có thể tăng NIM năm 2022.
  • Thu nhập hoạt động dịch vụ tăng trưởng 53.42% so với 2021 mạnh top đầu ngành trong bối cảnh ngày càng khó khăn tăng trưởng mảng này, điều này do khai thác tốt tập khách hàng và tăng trưởng tín dụng mạnh, tăng trưởng từ hoạt động dịch vụ của HDB trong tương lai sẽ tiếp tục duy trì tích cực nhờ sự phát triển vững chắc và không ngừng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hơn.
  • Chi phí hoạt động của HDB trong năm 2022 ở mức 8,631 tỷ đồng tăng tới 35.22% so với năm 2021, tăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng do chi cho nhân viên đã tăng mạnh, điều này trong năm 2023 kỳ vọng sẽ tăng trưởng chậm lại do sự quản lý chặt chẽ hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
  • Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông của HDB đạt 7,750 tỷ đồng tăng 28.02% so với năm 2021, nằm nhóm đầu những ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất.

2. Khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của HDB

Tổng quan về khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của HDB đạt tới 4.66% cao hơn nhiều so với trung bình ngành khoảng 3.8%, nhờ vào lãi suất đầu ra tăng mạnh hơn so với đầu vào, việc tăng lãi suất khá mạnh cuối năm 2022 đã được ACB chuyển sang phía khách hàng vay.

3. Chất lượng tài sản của HDB

Chất lượng tài sản của HDB đang xấu đi và là vấn đề đáng lo ngại nhất của ngân hàng cho tương lai:

  • Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức khá cao 1.7% tương đương 2021 và có dấu hiệu tăng trong 3 năm qua, nguyên nhân do HDB có đang mở rộng tập khách hàng một cách nhanh chóng nhờ vào room tín dụng được cấp rất cao.
  • Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của HDB luôn duy trì ở mức tương đối thấp trong những năm qua, năm 2022 là 70.4% thấp hơn khá nhiều so với trung bình toàn ngành là 150%, nguyên nhân đến từ: a. HDB có tỷ lệ nợ xấu cao do đó tỷ lệ dự phòng tự giảm xuống; b. HDB cũng khá chủ động thúc đẩy ghi nhận tăng lợi nhuận mạnh nhằm mục đích tăng trưởng Car và các chỉ số hiệu quả kinh doanh.

Đọc ngay: Cập nhật KQKD của MSB 2022 – Cốt lõi tăng trưởng mạnh mẽ

4. Chất lượng nguồn vốn

Có thể nói chất lượng nguồn vốn không phải là điểm mạnh của HDB, hiệu quả sinh lời khá tốt:

  • Tỷ lệ Casa của thấp ới chỉ 10.6%, Casa giảm năm 2022 cùng với sự giảm chung của ngành ngân hàng, đây là điểm yếu của HDB khiến giá vốn của ngân hàng này cao hơn trung bình.
  • Hiệu quả sinh lời của HDB tương đối tốt với ROAE đạt 23.5% so với 22.5% của năm 2021 và so với mức 20% của ngành ngân hàng, có được điều này ngoài việc hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thì còn đến từ việc HDB trích lập dự phòng thấp, AzFin đánh giá ở mức trung bình.

5. Rủi ro của ngân hàng HDB

Kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn với việc Châu Âu đã rơi vào suy thoái, Mỹ cũng có thể rơi vào suy thoái cuối năm 2023, từ đó tác động khá mạnh đến xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung làm cho nợ xấu ngân hàng có thể tăng, điều này khiến cho chi phí trích lập dự phòng nợ xấu cao hơn.

Thị trường BĐS Việt Nam cơ bản rơi vào đóng băng trong năm 2023, khủng hoảng trái phiếu khiến cho ngành ngân hàng (có 90% tài sản đảm bảo là bất động sản) gặp nhiều khó khăn như nợ xấu tăng, tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại.

Cầu tín dụng yếu có thể làm NIM của HDB giảm nhẹ trong năm 2023 bên cạnh đó tỷ lệ dự phòng thấp, điều này khiến tăng trưởng lợi nhuận HDB có thể thấp trong năm 2023.

Ngoài ra việc nhận ngân hàng 0 đồng cũng rất phức tạp và phân tán nguồn lực của HDB cũng như nguy cơ tăng gánh nặng tài chính khiến HDB không thể toàn tâm toàn ý phát triển.

Dự báo lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông năm 2023 của HDB tăng trưởng 10%-15% đạt từ 8,525 tỷ đồng đến 8,912 tỷ đồng.

P/Efw 2023 = 5.22 lần – 5.46 lần (15/3/2023)

P/B 2023 = 1.03 lần – 1.04 lần

Kết luận: 

HDB là ngân hàng tấn công mạnh nhưng phòng thủ yếu. Định giá hiện đã phản ánh rủi ro và khó khăn của HDB nói riêng và ngàng ngân hàng nói chung.

HDB phù hợp với những nhà đầu tư yêu thích tăng trưởng mạnh nhờ lợi thế tăng trưởng tín dụng cao trong nhóm đầu của ngành ngân hàng.

Xem thêm: Cập nhật KQKD 2022 của TCB: Khủng hoảng trái phiếu ảnh hưởng mạnh đến KQKD

________

Xem thêm các dịch vụ khác của AzFin: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin