Kinh tế Việt Nam năm 2023

bởi AzFin News

Năm 2023 vừa qua đã xảy ra rất nhiều sự kiện và tình hình vĩ mô đáng chú ý mà chúng ta cần phải để ý và quan tâm. Do đó AzFin sẽ tổng kết, đánh giá toàn diện những đánh giá về vĩ mô năm 2023.

1. Toàn cảnh về GDP Kinh tế Việt Nam năm 2023

1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 2023 theo khu vực kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt 5.05%, tốc độ tăng trưởng từng quý tăng dần. Với mức 5.05% thì có thể thấy rằng tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch được đề ra là 6 – 6.5%.

Tuy không đạt kế hoạch nhưng điểm tích cực là tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng dần theo các quý, cho thấy sự trở lại của nền kinh tế, chậm nhưng chắc chắn.

Tốc độ tăng trưởng GDP 2023 theo khu vực kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP 2023 theo khu vực kinh tế

Dựa theo cơ cấu các khu vực kinh tế thì có thể thấy Nông, lâm nghiệp, thủy hải sản có mức tăng trưởng mạnh hơn so với những năm trước đây. Những năm gần đây, tăng trưởng của Nông, lâm nghiệp, thủy hải sản thường ở mức 2 – 2.5%. Đến năm 2023, Nông, lâm nghiệp, thủy hải sản đạt 3.83%, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ góp phần giúp tình hình GDP của Việt Nam tốt hơn. Minh chứng rõ rệt nhất cho sự tăng trưởng này là số liệu sản xuất và xuất khẩu.

Vấn đề thứ hai hay còn được gọi “xương sống của nền kinh tế” là Công nghiệp – Xây dựng chỉ tăng có 3.74%. Đây là mức rất thấp trong nhiều năm, cùng với năm 2022 và 2000, xét theo thực tế lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng phải đạt 6 – 7% mới được đánh giá là mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm, Công nghiệp – Xây dựng tăng trưởng rất kém, chỉ cho đến quý 4 mới tăng trưởng được đến 3.74%.

Thứ ba và cũng là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam khi ngành Dịch vụ tăng 6.82% kéo tình hình GDP lên rất nhiều. Ngành Dịch vụ gồm lĩnh vực bán lẻ, lưu trú, khách sạn… Trên thị trường có rất nhiều nhận định về ngành Dịch vụ cho rằng sức mua của người dân yếu, nhiều hãng lớn như thế giới di động, FRT, Digiworld… doanh thu giảm. 

Tuy nhiên ngành Dịch vụ vẫn tăng mạnh vì tăng ở các mảng khác, chủ yếu là có sự hồi phục mạnh trở lại liên quan đến khách du lịch quốc tế… cũng đã hỗ trợ phần nào cho việc tăng trưởng dịch vụ. Bởi vậy cho nên câu chuyện liên quan đến tăng trưởng dịch vụ hoàn toàn có thể tin cậy được.

⇒ GDP năm 2023 đang có dấu hiệu phục hồi bắt đầu từ Quý 04/2023, tốc độ tăng trưởng không cao nhưng bền vững. Công nghiệp – Xây dựng suy yếu, Dịch vụ tăng trưởng mạnh.

Tham khảo thêm: Nhìn nhận lại KQKD quý 03/2023 của các ngành

1.2 Cơ cấu GDP năm 2023

  • Nông nghiệp, thủy sản 11.96%.
  • Công nghiệp – Xây dựng 37.12%.
  • Dịch vụ 42.54%.
  • Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8.38%.
Cơ cấu GDP năm 2023

Cơ cấu GDP năm 2023

⇒ Điều này cho thấy xu hướng của nhiều năm trở lại đây, dịch vụ dần gia tăng tỷ trọng, nông nghiệp, thủy sản giảm tỷ trọng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

1.3 Tốc độ tăng GDP các quý năm 2023

Tốc độ tăng GDP các quý năm 2023

Tốc độ tăng GDP các quý năm 2023

Nhìn vào ảnh có thể thấy Quý 01/2023 tăng 3.41%; Quý 02/2023 tăng 4.25%; Quý 03/2023 tăng 5.47%; Quý 04/2023 tăng 6.72%.

Điều này chứng tỏ dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ thông qua việc Quý 04/2023 Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4.13%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 7.35% và Dịch vụ tăng 7.29%.

Tổng kết: Theo đánh giá của AzFin về GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng thấp nhưng có xu hướng tích cực

2. Chế biến chế tạo đã hồi phục

Chế biến chế tạo đã hồi phục

Chế biến chế tạo đã hồi phục

Chế biến chế tạo tăng trưởng khoảng 3.02% toàn ngành, trong đó:

  • Khai khoáng liên quan đến dầu khí, một số mảng khác có tình trạng suy yếu nên giảm 3.17%.
  • Chế biến chế tạo tăng trưởng chậm, đặc biệt trong giai đoạn 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên chế biến chế tạo vẫn tăng đạt 3.62% vì chế biến chế tạo có liên quan đến các Doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Sản xuất điện và phân phối điện tăng 3.79%, tiêu thụ điện tăng khoảng 4.5% vì ngoài sản xuất và phân phối trong nước, chúng ta còn nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào nên tăng hơn 4%.
  • Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.18%.
Chế biến chế tạo đã có sự phục hồi và tăng trưởng tương đối tốt trong năm 2023.

Tham khảo thêm: Top 10 ngành triển vọng nhất năm 2024

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2023 (so với năm 2022)

Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2023 (so với năm 2022)

Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2023 (so với năm 2022)

  • Doanh nghiệp thành lập mới là 159.294 doanh nghiệp, tăng 7.2%.
  • Doanh nghiệp quay lại hoạt động là 58.412, giảm 2.4%.
  • Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 154.540, tăng 24%.
  • Doanh nghiệp giải thể là 18.038, giảm 3.1%.
Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với HĐKD của Doanh nghiệp. Tuy nhiên về cuối năm, sự khó khăn đã và đang được giảm dần.

4. Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam là 12.602,4 triệu lượt người, gấp 3 – 4 lần so với năm 2022. Đây là nguyên nhân chính giúp thúc đẩy ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh mặc cho người dân trong nước tiêu thụ yếu đi. Trong đó:

  • Hàng không có 10.950,5 triệu lượt người, gấp 3.3 lần so với năm 2022.
  • Đường bộ đạt 1.525,8 triệu lượt, gấp 4 lần.
  • Đường biển đạt 126,1 nghìn lượt người, tăng hơn 40.2 lần.

Khách đến Việt Nam lần lượt là khách du lịch Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi.

Khách quốc tế đến Việt Nam chính là nguồn động lực giúp ngành Dịch vụ hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy tăng mạnh nhưng vẫn chưa đạt đỉnh so với hồi trước dịch Covid – 19.

5. Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư

 Trong hoạt động đầu tư có sự phân hóa rõ rệt, cụ thể:

  • Đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 953,6 nghìn tỷ, tăng 14.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương đương với việc tăng khoảng 125.000 – 130.000 tỷ đồng ( 5 – 6 tỷ USD).

Một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, tuy nhiên để lan tỏa đến người dân thì cần thêm thời gian trong năm 2024.

  • Đầu tư FDI có tổng vốn 550,2 nghìn tỷ, tăng 5.4% cho dù 6 tháng đầu năm suy giảm.
  • Đầu tư ngoài nhà nước đạt 1.919,7 nghìn tỷ, tăng 2.7%.

Điều này cho thấy sự thận trọng nhất định của khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đây là một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất cho việc tăng trưởng GDP nhưng lại tăng trưởng thấp, kéo theo tăng trưởng GDP thấp và tăng trưởng tín dụng thấp, kinh tế gặp khó khăn.

  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 3.423,5 triệu tỷ đồng, tăng 6.2%. Mức này chỉ mới tăng mạnh trong Quý 04/2023 nên tác động trực tiếp đến nền kinh tế, người dân là chưa quá lớn.

AzFin kỳ vọng đến năm 2024 sẽ bắt đầu phát huy tác dụng tốt, bắt đầu từ Quý 02/2024.

  • Điểm sáng hiếm hoi trên thế giới thuộc về tổng vốn đăng ký vào Việt Nam đạt 36.61 tỷ USD, tăng 32.1%. Đây là mức vốn tăng kỷ lục từ trước đến nay. 
  • Đặc biệt tăng mạnh sau khi Mỹ và Việt Nam ký kết nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện, sau đó tiếp tục ký kết với Nhật Bản.
  • Tổng vốn thực hiện xét theo VNĐ đạt 550.2 tỷ, tăng 5.4%. Tuy nhiên xét theo USD là 23.18 tỷ USD, tăng 3.5%. Nguyên nhân chính là do sự mất giá trung bình khoảng 1.8% trong năm 2023. 
Đầu tư của Việt Nam rất mạnh trong cuối năm 2023, chúng ta có thể kỳ vọng năm 2024, những đầu tư này có thể đi vào đời sống và lan tỏa đến nhiều thành phần kinh tế khác và mang lại nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó thu nhập của người dân cũng tăng lên.

Tham khảo thêm: Đánh giá triển vọng cổ phiếu ngành dầu khí năm 2024

6. Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023

Đây là năm đầu tiên suy giảm sau mấy chục năm qua ở Việt Nam. Trong đó:

  • Xuất khẩu đạt 355.5 tỷ USD giảm 4.4%.
  • Nhập khẩu đạt 327.5 tỷ USD giảm 8.9%.
  • Xuất siêu lên tới 28 tỷ USD. 
Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023

Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023

Điều này cho thấy về mặt tích cực thì xuất siêu lớn và đến từ các doanh nghiệp trong nước và các sản phẩm nông sản… năm 2023 khá mạnh. Tuy nhiên một góc nhìn khác cho thấy sự tiêu cực chính là Việt Nam đã giảm việc nhập nguyên liệu vật liệu để từ đó có thể sản xuất tạo ra hàng xuất khẩu và tạo ra công ăn làm.

Nhìn khách quan thì việc xuất nhập khẩu của Việt Nam được đánh giá ở mức trung lập, thậm chí có một chút tiêu cực.

7. Tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2023

Tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2023

Tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2023

Điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam năm 2023 là tình hình lạm phát được kiểm soát tốt hơn so với kỳ vọng của Quốc hội đề ra. Đó là lạm phát trung bình tăng trưởng dưới 4.5% nhưng thực tế lạm phát bình quân năm 2023 (so với năm 2022) là 3.25%, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng.

Lạm phát thấp hơn kỳ vọng, ngược với GDP không đạt kỳ vọng cho thấy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhưng độ ổn định tốt.

8. Dân số, lao động, việc làm

Dân số, lao động, việc làm

Dân số, lao động, việc làm

Năm 2023 là năm chính thức dân số Việt Nam đạt trên 100 triệu dân, bước vào một trong 14, 15 nước có trên 100 triệu dân.

Lực lượng lao động tương đối cao, khoảng 53 triệu. Trong đó: 51.3 triệu có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp 2.28%, tỷ lệ thiếu việc làm khoảng 2.01%. 

Năm 2023 cũng có rất nhiều khó khăn, vậy nên sẽ có nhiều người thất nghiệp hơn so với các năm, một phần do xuất nhập khẩu.

Năm 2023 đánh dấu mốc Việt Nam đạt 100 triệu dân. Tuy nhiên năm 2023 tuy có dấu hiệu hồi phục vào cuối năm nhưng vẫn là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế và có nhiều người thất nghiệp do xuất nhập khẩu vẫn còn khó khăn.

9. Kết luận

Trên đây tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 được AzFin đánh giá và nhận xét. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý theo dõi sát sao tình hình kinh tế vĩ mô và các yếu tố tác động đến hoạt động của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì nó luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.

Tham gia ngay Group Đầu tư giá trị của AzFin Việt Nam để có thể nhận các bản tin đầu tư chất lượng.

Liên hệ với AzFin theo các thông tin dưới đây: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin