Casestudy: Thực hành phân tích cổ phiếu CTR sau khóa học Đọc vị cổ phiếu

bởi Trần Thụy

Dưới đây là một bài viết hay của học viên Nguyễn Thành Nam phân tích cổ phiếu CTR một cách tổng quan sau khi hoàn thành khóa học Đọc vị cổ phiếu chuyên sâu K32. Mời quý nhà đầu tư tham khảo.

I – TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP CTR

Tổng Công ty CP Công trình Viettel (CTR) là một thành viên thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, Viettel Construction mang trong mình khát vọng trở thành nhà đầu tư, vận hành, cung cấp công trình thông minh, hiệu quả cao nhất. Hiện tại cổ phiếu đang được giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với thanh khoản trung bình 10 phiên là 294.86 nghìn cổ phiếu.

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR)

Tổng quan về CTR

Ngành nghề kinh doanh

Hiện tại công ty thông qua 6 lĩnh vực kinh doanh chính:

  • Hoạt động đầu tư hạ tầng cho thuê;
  • Hoạt động xây lắp (bao gồm xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng  ân dụng B2B và B2C);
  • Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật Công nghệ thông tin;
  • Hoạt động Giải pháp tích hợp ;
  • Hoạt động Vận hành khai thác;
Tỷ trọng các mảng hoạt động doanh nghiệp (Nguồn: BCTC CTR)

Trong đó, mảng Xây lắp và mảng Vận hành khai thác ứng cứu thông tin chiếm 82% doanh thu 2021.

Địa bàn hoạt động

Độ phủ sóng rộng rãi trên 63 tỉnh thành (bao gồm biên giới hải đảo) và 5 quốc gia trên thế giới (Peru, Mozambique, Camouchia, Myanmar, Lào).

Địa bàn hoạt động doanh nghiệp (nguồn: Báo cáo thường niên CTR)

Cấu trúc công ty

Năm 2010, CTR tiến hành cổ phần hóa, giảm tỷ lệ cổ phần của Viettel từ 100% xuống còn 73.2%; CTR sau đó niêm yết trên UpCom vào cuối năm 2017. Trong tháng 12/2020, Viettel tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65.7%. Viettel sẽ xem xét tiếp tục bán CTR nhưng chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể do Viettel đang chờ chỉ thị mới từ Chính phủ. Trước đây, Chính phủ cho phép Viettel duy trì hơn 50% cổ phần CTR đến 2020, theo Quyết định 18/QĐ-TTG ngày 3/3/2018.

Ngoài ra CTR còn sở hữu 6 công ty con tại 6 quốc gia khác nhau trên thế giới (Cambodia, Lao; Myanmar; Peru; Tazania và Mozambique).

Khách hàng & nhà cung cấp.

Công ty mẹ Viettel là khách hàng lớn nhất của CTR. Theo ước tính của chúng tôi, Viettel và các công ty con chiếm hơn 70% doanh thu CTR. Do doanh thu xây dựng của CTR thường là các dự án các mạng lưới của Viettel.

Ngoài ra, CTR cung cấp dịch vụ xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình cũng như công ty bất động sản lớn như Vingroup, FLC,… Một số dự án đáng chú ý của CTR trong phân khúc tích hợp hệ thống là hệ thống camera giám sát cho ngân hàng OCB, cơ điện cho các showroom của VinFast, nhà thông mình và hệ thống an ninh cho dự án Vinhome Imperia Hải Phòng, dự án năng lượng mặt trời Thuận Minh 2 (50 MWp).

Các nhà cung cấp lớn của CTR đến từ công ty mẹ Tập đoàn viettel, Công ty TNHH Huawei việt nam, CTCP giải pháp công nghệ Imax, CTCP Viễn thông điện tử Vinacap, ….

Các đối tác khách hàng CTR (Nguồn: Báo cáo thường niên CTR)

II – Ban lãnh đạo

Về cơ cấu ban lãnh đạo, việc BLĐ sở hữu rất ít cổ phiếu có thể sẽ khiến động lực để phát triển doanh nghiệp không được lớn.

Tuy nhiên đây là doanh nghiệp Quân đội, môi trường quân đội có tính kỷ luật, trách nhiệm cao, góc nhìn bản thân tôi cho rằng ban lãnh đạo CTR vẫn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp duy trì tăng trưởng khả quan trong tương lai.

Ngoài ra đội ngũ quản lý của CTR giữ các chức danh quân đội và có nhiều kinh nghiệm trong hạ tầng viễn thông. Tương tự như công ty mẹ thuộc sở hữu quân đội, CEO của CTR, Phó CEO và hầu hết các thành viên hội đồng quản trị của CTR giữ chức vụ quân đội ngoài vai trò kinh doanh của họ. Hầu hết trong số họ đã xây dựng kinh nghiệm dài trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng và vận hành mạng viễn thông. Tôi cũng thấy việc chuyển giao vị trí quản lý giữa CTR và các công ty con liên quan đến viễn thông khác của Viettel. Ví dụ, CEO hiện tại của CTR – ông Phạm Đình Trường – trước đây từng là Phó Tổng Giám đốc và sau đó là Tổng Giám đốc của Viettel Network, đơn vị sở hữu hạ tầng viễn thông lõi của Viettel.

=>>> Từ các yếu tố trên, quan điểm bản thân tôi cho rằng đội ngũ ban quản trị CTR đủ tài năng và tâm huyết để nâng tầm doanh nghiệp trong nhiều năm tiếp theo.

THAM KHẢO THÊM: Khóa Đọc vị cổ phiếu chuyên sâu của AzFin có tốt không?

III – Đánh giá tài chính doanh nghiệp

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của CTR đạt 4,226 tỷ đồng, mức tăng 19.30% so với cùng kỳ. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ các dự án phi viễn thông, dự án dân dụng B2C từ các khách hàng lớn như NVL, VHM, DXG. Ngoài ra, việc xây dựng Trung tâm Vận hành Tích hợp xây dựng dân dụng của CTR cũng đã thực hiện trên 63 tỉnh thành theo chương trình của chính phủ. Mảng Towerco cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ số tháp viễn thông tăng mạnh và cơ sở hạ tầng viễn thông gia tăng. Số lượng tháp thuộc CTR đã tăng đáng kẻ từ khoảng 2,500 cuối 2021 lên 3,325 trong 6 tháng đầu năm 2022.

– Lợi nhuận sau thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2022 đạt 192 tỷ đồng tăng 24.94% so với cùng kỳ năm 2021. 

=>> > Có thể nói 6T đầu năm 2022 là sự phục hồi ấn tượng của CTR. Kỳ vọng lợi nhuận CTR tiếp tục duy trì khả quan trong năm nhờ (1) dư địa dự án backlog ( đã ký & chưa thực hiện) lớn; (2) nhu cầu tiêu thụ dữ liệu mạnh mẽ của Việt Nam và (3) số tháp và cơ sở hạ tầng viễn thông tiếp tục giá tăng.

Sức khoẻ tài chính CTR vô cùng lành mạnh:

  • Tỷ lệ nợ vay/VCSH của CTR liên tục duy trì ở mức thấp, tính đến cuối quý 2/2022 tỷ lệ này chỉ là 14.47%, thậm chí nợ vay ròng/VCSH chỉ đạt 7.09%. Nguyên nhân đến từ nội tại của doanh nghiệp đủ khoẻ để không cần sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh. 
  • Tỷ lệ chiếm dụng vón của CTR luôn duy trì trên 140-150% những năm gần đây cho thấy đơn vị có vị thế trong quan hệ với các đối tác. 
  • Nhờ vào việc vẫn duy trì lợi nhuận khá cao và công tác thu tiền tốt nên dòng tiền hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm khá cao với 176 tỷ đồng.
  • Dòng tiền đầu tư tiếp tục có sự đầu tư mở rộng nhưng quy mô dần chậm lại
  • Dòng tiền tài chính CTR âm khá lớn đến từ việc mang tiền đi trả cổ tức cao cho cổ đông và trả bớt nợ vay.

ĐỌC THÊM: TPB – Cập nhật KQKD Quý 2/2022

IV: Cơ hội và rủi ro

Tương lai CTR có gì?

  • Từ 2020, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào mảng Hạ tầng cho thuê (trạm BTS, hệ thống DAS…), là mảng có BLNG cao, đặc thù, có lợi thế cạnh tranh. Mục tiêu doanh nghiệp trở thành Towerco số 1 VN. Thêm vào đó, Xu hướng 5G (mạng có băng tần cao, nhưng vùng phủ sóng hẹp) gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê các towerco trong tương lại.
  • Đầu tư công thúc đẩy mảng xây dựng dân dụng
  • Năng lượng xanh là xu hướng thúc đẩy tăng trưởng mảng Năng lượng
  • Xu hướng các doanh nghiệp chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng mảng công nghệ thông tin (mảng mới 2021)
  • Nằm trong hệ sinh thái của Viettel với doanh thu đến từ các cty trong tập đoàn là trên 70%
Dự án gối đầu CTR (Nguồn: BCTC CTR)

Rủi ro và thách thức đối với CTR

  • Bất ổn chính trị ở Myanmar
  • Cạnh tranh gay gắt trong mảng Xây dựng dân dụng
  • Thông tin kế hoạch phủ rộng mạng lưới 5G trên toàn quốc từ chính phủ còn mơ hồ

TÌM HIỂU THÊM: ACV: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh

Kết luận:

Từ những yếu tố trên, Có thể thấy CTR là doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, có mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có lợi thế cạnh tranh. CTR là cổ phiếu phù hợp với đầu tư trong giai đoạn phục hồi kinh tế và đẩy mạnh đầu tư công, vừa có dòng tiền vừa có câu chuyện trong tương lai.

Bài phân tích cổ phiếu CTR của anh Nguyễn Thành Nam khóa Đoc vị cổ phiếu K32

Nếu nhà đầu tư muốn tự mình phân tích cổ phiếu các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có thể tham gia khóa học Đọc vị cổ phiếu TẠI ĐÂY!

Web đào tạo đầu tư: https://academy.azfin.vn/p/trangchu

 Fanpage AzFin Việt Nam: https://www.facebook.com/AzFinVietNam

 Youtube: https://www.youtube.com/c/azfinvietnam

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin