Cập nhật KQKD của ACB năm 2022: Tăng trưởng cao với chất lượng tài sản xuất sắc

bởi khởi tạo đăng ký

1. Tổng quan về KQKD của ACB năm 2022

KQKD của ACB tăng trưởng bền vững với động lực chính đến từ tín dụng và dự phòng thấp:

  • Thu nhập lãi thuần năm 2022 đạt 23534 tỷ đồng (hoạt động tín dụng cốt lõi) tăng 24.2% so với năm 2021 nhờ vào: 1. Tăng trưởng tín dụng 14.5% năm 2022; 2. NIM của ACB tăng lên 4.3% từ mức 4% của 2021, điều này cho thấy hoạt động cốt lõi ACB tốt và được cải thiện, ACB cũng là 1 trong số ít ngân hàng có thể tăng NIM năm 2022.
  • Thu nhập hoạt động dịch vụ tăng trưởng 21.8% so với 2021 khá tốt, điều này do khai thác tốt tập khách hàng của mình, tăng trưởng từ hoạt động dịch vụ của ACB trong tương lai sẽ tiếp tục duy trì tích cực nhờ sự phát triển vững chắc và không ngừng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hơn.
  • Chi phí hoạt động của ACB trong năm 2022 là 11,605 tỷ đồng tăng tới 41% so với năm 2021 do chi phí hoạt động tăng và năm 2022 không còn khoản hoàn nhập từ đầu tư tài sản 758 tỷ đồng. Dự kiên 2023 chi phí hoạt động tăng chậm lại xung quanh mức tăng trưởng tín dụng.
  • Lợi nhuận sau thuế của ACB tăng 42.5% so với năm 2021 đạt 13,688 tỷ đồng, nằm nhóm đầu những ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất.

2. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của ACB khá tốt nhờ vào tập trung khách hàng bán lẻ có biên lợi nhuận cao và rủi ro thấp, việc tăng lãi suất khá mạnh cuối năm 2022 đã được ACB chuyển sang phía khách hàng vay. Ngoài ra lãi suất bình quân cho vay ra thậm chí còn cao hơn so với tăng đầu vào. Điều này khiến NIM của nhà băng này được cải thiện mạnh qua các năm và đã đạt gần 4.3% vào năm 2022.

3. Chất lượng tài sản của ACB

Chất lượng tài sản của ACB có thể nói tốt nhất nhì hệ thống và luôn duy trì được trong thời gian dài.

  • Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn duy trì ở mức thấp dưới 1% trong 5 năm qua, riêng năm 2022 tỷ lệ này là 0.7%. Nguyên nhân là do: 1. ACB có hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ nhất hệ thống; 2. ACB không chạy theo tăng trưởng nóng mà tập chung vào đi đến đâu chắc đến đó, với tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm vừa phải 13-16%; 3. ACB tập trung vào đối tượng S&E và cho vay khách hàng bán lẻ có dòng tiền kinh doanh tốt.
  • Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB luôn duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua, năm 2022 là 159.3% cao hơn rất nhiều so với mức trung bình khoảng 100% của ngành ngân hàng, điều này cho thấy sự thận trọng trong quản trị của nhà băng này.

4. Chất lượng nguồn vốn và hiệu quả sinh lời của ACB

Ngân hàng ACB luôn nằm nhóm đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam:

  • Tỷ lệ Casa của ACB đứng thứ 5 hệ thống với 23.2% cao hơn mức trung bình khoảng 21%, ACB cũng là ngân hàng giảm CASA ít nhất trong năm 2022 khi chỉ giảm 2.1%, có được kết quả này nhờ ACB cũng liên tục đổi mới tập trung phát triển khách hàng bán lẻ, thu hút người sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
  • Hiệu quả sinh lời của ACB cao thứ 2 trong tổng cộng 30 ngân hàng tại Việt Nam trong nhiều năm liền. Nhà băng này cũng là đơn vị duy nhất trong 15 năm qua chưa từng phát hành cổ phiếu huy động vốn của cổ đông nhờ tính hiệu quả trong kinh doanh, thậm chi ACB hiệu quả đến mức có thể trả cổ tức tiền mặt được mà vẫn đáp ứng vượt các tiêu chí ngân hàng đề ra. ROAE của ACB đạt 27% trong năm 2022 (ROE =31%).

5. Rủi ro của ngân hàng ACB

Kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn với việc Châu Âu đã rơi vào suy thoái, Mỹ cũng có thể rơi vào suy thoái cuối năm 2023, từ đó tác động khá mạnh đến xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung làm cho nợ xấu ngân hàng có thể tăng, điều này khiến cho chi phí trích lập dự phòng nợ xấu cao hơn.

Thị trường BĐS Việt Nam cơ bản rơi vào đóng băng trong năm 2023, điều này cũng khiến cho ngành ngân hàng (có 90% tài sản đảm bảo là bất động sản) gặp khó khăn nhất định.

Cầu tín dụng yếu có thể làm NIM của ACB giảm nhẹ trong năm 2023.

6. Dự báo kết quả kinh doanh năm 2023

ACB là một trong 5 ngân hàng chúng tôi đánh giá triển vọng 2023 tươi sáng nhất nhờ chất lượng tài sản tốt, bán lẻ chiếm tỷ trọng cao với rủi ro thấp và NIM duy trì ở mức cao. Tuy vậy với những khó khăn khách quan và nền lợi nhuận rất cao năm 2022 sẽ khiến ACB chỉ có thể tăng trưởng ở mức 10-20% trong năm 2023.

P/E 2023 = 5.7 lần thấp hơn trung bình 10 năm qua 10.5 lần.

P/B 2023 = 1.22 lần thấp hơn trung bình 10 năm qua 2.2 lần.

7. Kết luận

ACB là một trong những ngân hàng bền vững nhất Việt Nam với công và thủ khá toàn diện, tuy nhiên với khó khăn chung của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam thì ACB cũng bị ảnh hưởng 1 phần đến tăng trưởng 2023.

Điểm đáng chú ý của ACB có thể sẽ được trả cổ tức tiền mặt 1,000đ, đây là 1 tín hiệu tốt cho cổ đông và cũng là yếu tố giúp định giá của nhà băng này cao hơn.

=>>> ACB hấp dẫn để đầu tư với các nhà đầu tư giá trị dài hạn thậm chí với cả các nhà đầu tư tích sản tạo dòng thu nhập thụ động từ cổ tức.

Xem thêm: Cập nhật KQKD của ACB quý 3/2022

________

Xem thêm các dịch vụ khác của AzFin: 

Bài viết liên quan

Để lại Bình Luận

LIÊN HỆ NGAY

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN AZFIN VIỆT NAM

     

    AzFin Việt Nam xác định cho mình sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của nhà đầu tư giá trị thông qua các giải pháp đào tạo, tư vấn tài chính, chứng khoán toàn diện và đồng hành cùng nhà đầu tư trong hành trình xây dựng tháp tài sản bền vững. 

    @2021 – Bản quyền nội dung thuộc về AzFin